Doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử chật vật do tắc nghẽn linh kiện nhập khẩu ở bên kia biên giới

Logistisc Việt nAM
16:57 - 21/12/2021
Doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử chật vật do tắc nghẽn linh kiện nhập khẩu ở bên kia biên giới
0:00 / 0:00
0:00
Thống kê về nông sản bị ảnh hưởng nặng nề do ùn ứ tại cửa khẩu chỉ là một phần thực tế, các mặt hàng linh kiện điện tử bị kẹt lại bên kia biên giới cũng gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng điện tử.

Sáng ngày 21-12, cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) tiếp giáp với cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) cũng tuyên bố tạm đóng cửa do phát hiện ca nhiễm Covid-19 phía khu vực này.

Như vậy, sau khi các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bị phía Trung Quốc kiểm soát nghiêm ngặt tình hình xuất nhập khẩu, dẫn đến ùn ứ hàng hóa thì cửa khẩu Móng Cái cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chiến lược “Zero Covid” mà Trung Quốc theo đuổi ảnh hưởng rất lớn đến thương mại biên mậu giữa hai bên và chưa có biện pháp tháo gỡ hiệu quả.

Theo Văn phòng Ban phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) – là một trong những đầu mối tiếp nhận phản ánh của các hiệp hội, doanh nghiệp, không chỉ xuất khẩu nông sản, những ngành nghề khác cũng bị ảnh hưởng do việc ùn ứ tại các cửa khẩu.

Theo ghi nhận từ một doanh nghiệp logistics chuyên vận chuyển hàng nguyên liệu cho các tập đoàn sản xuất điện thoại di động, hàng điện tử lớn tại Việt Nam thì các tập đoàn này cũng đang chịu ảnh hưởng lớn do hoạt động vận chuyển linh kiện không như kế hoạch.

Trong quy trình lắp ráp các sản phẩm điện tử, điện thoại di động thì linh kiện đưa về Việt Nam thông qua cả đường bộ, đường biển, và đường hàng không… Hiện tại, chưa có thống kê nào cho biết số lượng linh kiện, phụ tùng mà các tập đoàn nhập về qua kênh đường bộ xuyên biên giới là bao nhiêu, nhưng chỉ cần thiếu một loại linh kiện là ảnh hưởng đến cả dây chuyền sản xuất.

Một đơn vị vận tải cho biết, đối tác của họ là một nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu dự kiến cho ra mắt mắt mẫu điện thoại mới vào tháng 1 năm tới nhưng buộc phải lùi lại kế hoạch do linh kiện còn tắc ở cửa khẩu, không về kịp.

Lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp chia sẻ rằng do Trung Quốc theo đuổi chiến lược “Zero Covid” nên hiện nay việc tìm kiếm các giải pháp hạn chế tình trạng tắc nghẽn biên mậu là vô cùng khó khăn. Không chỉ thắt chặt kiểm soát hàng hóa từ Việt Nam mà Trung Quốc còn áp dụng các biện pháp tương tự với Lào, Myanmar . Hiện tại, các doanh nghiệp đang đề nghị giải quyết theo hướng tách cửa khẩu phục vụ vận chuyển nông sản và cửa khẩu phục vụ vận chuyển hàng công nghiệp.

Bên cạnh đó, vận động qua kênh chính quyền hai bên tăng thời gian làm việc, thông quan tại các cửa khẩu lên 24 giờ. Đồng thời có thể vận động phía Trung Quốc đồng ý tăng lượng lái xe trung chuyển ở vùng đệm giữa hai nước.

Việc cấp bạch nhất là cần thảo luận để giải phóng các container hàng lẫn lái xe đang kẹt ở hai phía do việc ùn tắc cũng gây gánh nặng cho địa phương, không thể đảm bảo quy tắc chống dịch, dễ dang lây chéo cho tập trung quá đông người.

Riêng đối với nhóm hàng nông sản, Hiệp hội Rau quả Việt Nam đề nghị các địa phương thông báo đến doanh nghiệp trên địa bàn không đưa hàng lên biên giới để tránh tình trạng tắc nghẽn và sau đó phải đổ bỏ vì hư hỏng.

Mặt khác, tăng cường truyền thông, kêu gọi người dân trong nước tiêu thụ những mặt hàng nông sản tươi sống không thể xuất kịp qua biên giới Trung Quốc. Đồng thời tìm kênh chế biến, xuất khẩu sang thị trường khác.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh: Free Malaysia Today

PMI ASEAN tháng 4/2024 tiếp tục vượt ngưỡng 50 điểm

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 4/2024 cho thấy, các điều kiện sản xuất tại ASEAN tiếp tục cải thiện nhẹ với số lượng đơn hàng mới tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, số lượng việc làm trong khu vực này đã giảm lần đầu tiên trong 6 tháng.