Doanh nghiệp TP HCM phải từ chối nhiều đơn dù số lượng đặt hàng cao

XUẤT KHẨU logistics
16:31 - 20/01/2022
Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu
Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu
0:00 / 0:00
0:00
Khép lại một năm bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp TP HCM trong năm 2021 giảm đáng kể. Chi phí logistics tăng cao, thời gian giao hàng kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp dè dặt nhận đơn xuất khẩu.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội lương thực thực phẩm TP HCM (FFA) cho biết, doanh nghiệp hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất là chi phí logistics tăng rất cao. Một số thị trường xuất khẩu có xu hướng tăng cường áp dụng nhiều biện pháp để phòng chống dịch, gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.

Trước đây, giá một container đi Mỹ chỉ khoảng 2.000 USD, sau hai năm dịch giá hiện dao động từ 10.000-15.000 USD. Trong khi đó, nguyên liệu đầu vào cũng đã tăng giá 30-50%.

Theo bà Chi, các doanh nghiệp trong ngành lương thực thực phẩm đang vào giai đoạn tất bật nhất để sản xuất hàng Tết và giao đơn xuất khẩu. Hàng chục tấn hàng được đưa đi nước ngoài trong tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp phải từ chối bớt bạn hàng vì giá đầu vào, thiếu lao động thời vụ và đặc biệt là chi phí vận chuyển cao.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM phát biểu tại hội thảo ngày 18/1. Ảnh: Dự án USAID TFP
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM phát biểu tại hội thảo ngày 18/1. Ảnh: Dự án USAID TFP

"Các đối tác trên thế giới đặt hàng nhiều nhưng các thành viên trong hội rất thận trọng nhận đơn", bà Lý Kim Chi cho hay.

Đặc biệt đối với hàng hoá là thực phẩm, có hạn dùng chỉ một năm mà mất đến 3 tháng vận chuyển khiến thời gian sử dụng bị rút ngắn rất nhiều. Chưa kể, trước đây doanh nghiệp có thể chấp nhận xuất hàng hoà vốn hoặc lỗ đôi chút để giữ bạn hàng và nuôi công nhân, giờ họ khó gồng khi chi phí tốn quá nhiều, bà Chi chia sẻ.

Ông Huỳnh Văn Cường, Phó chủ tịch Hiệp hội Logistics TP HCM cho biết thêm, trước đây, hàng từ cụm cảng Cái Mép - Thị Vải đi Mỹ có thể mất 18-30 ngày giờ lên 3 tháng.

Cần một chương trình phục hồi sát với thực tiễn

TP HCM đang đẩy mạnh cải cách thủ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp, nhưchàng hóa xuất nhập khẩu thông quan luồng xanh chiếm đến 80%, luồng đỏ 20%. Tuy nhiên, các thủ tục hành chính vẫn còn khó khăn, hạn chế.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP HCM, nhấn mạnh, Chính phủ và TP HCM cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất,... nhất là giảm thuế giá trị gia tăng và tăng hỗ trợ an sinh xã hội để góp phần làm tăng tổng cầu của thị trường.

Cùng với đó, các cơ quan chức năng liên quan cần tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Lựa chọn một số mặt hàng tiềm năng để thiết kế và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại riêng vào các thị trường có nhu cầu phù hợp. Mặt khác, phát triển chuỗi dịch vụ logistics, hệ thống kết nối dữ liệu, thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu thị trường, tiêu chuẩn, quy định của nước nhập khẩu.

Về phía doanh nghiệp xuất khẩu, cần tận dụng tốt các hiệp định tự do thương mại đang có lộ trình cắt giảm thuế. Doanh nghiệp cần lưu ý về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, vì hiện nay một số nơi có xu hướng áp dụng phòng vệ thương mại, nếu doanh nghiệp bị áp thuế lẩn tránh phòng vệ thương mại thì mức thuế sẽ cao gấp nhiều lần.

Hiện những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố được xác định là nhóm hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác, dệt may, giày dép, nông thủy hải sản, gỗ và các sản phẩm gỗ, cà phê.

Về thị trường xuất khẩu, dẫn đầu vẫn là thị trường Trung Quốc, kế đến là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia ASEAN.

Trước đó vào chiều 18-1 tại Hà Nội, Bộ KH-ĐT phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) chính thức khởi động dự án “Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPS-C)”.Dự án có tổng vốn viện trợ hơn 36 triệu USD, được thực hiện trong thời gian 5 năm (2021-2025).

Dự án đặt mục tiêu cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho 5.000 doanh nghiệp nhỏ đang tăng trưởng nhằm giúp họ nâng cao năng suất; hỗ trợ 240 doanh nghiệp nhỏ đang tăng trưởng gia nhập thành công thị trường khu vực và quốc tế, bao gồm cả việc định vị thành công các sản phẩm mang thương hiệu Việt.

Cũng trong khuôn khổ dự án, sẽ có 60 doanh nghiệp tiên phong được nhận các gói hỗ trợ tổng thể, chuyên biệt để tạo ra sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng và trí tuệ của người Việt Nam, định vị thương hiệu sản phẩm Made by Vietnam.


Tin liên quan

Đọc tiếp