Đức từng đảm bảo với Nga việc Ukraine bị chặn vào NATO trong 30 năm

chiến sự Nga - Ukraine
12:20 - 22/08/2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp mặt hồi tháng 2/2022. Ảnh: Global Look Press / Kremlin
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp mặt hồi tháng 2/2022. Ảnh: Global Look Press / Kremlin
0:00 / 0:00
0:00
Cuối tuần qua, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiết lộ việc đã từng tìm cách đảm bảo với Tổng thống Nga Putin về việc chặn Ukraine gia nhập NATO, nhằm thể hiện thành ý của khối với Moscow, trong cuộc hội đàm giữa 2 nước ngay trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự.

Sau nhiều tháng, Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới tiết lộ một số chi tiết về cuộc hội đàm của ông với nhà lãnh đạo Nga, thời điểm trước khi Moscow khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2. Cụ thể, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Ukraine sẽ bị chặn gia nhập NATO, nhằm đảm bảo với Moscow về ý định tốt của khối quân sự này.

Cụ thể, để đảm bảo thành ý trong thảo luận về vấn đề triển vọng Ukraine gia nhập NATO, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đảm bảo với ông Putin rằng “điều đó sẽ không xảy ra trong 30 năm tới”.

Tuy nhiên, hiện tại hãng tin RT trích dẫn lời ông Scholz cho biết Đức sẽ không từ bỏ đối thoại với Nga, nhưng chắc chắn sẽ trở nên nghiêm khắc hơn khi đánh giá động cơ của Điện Kremlin khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Cụ thể theo ông Olaf Scholz, NATO chưa bao giờ là một mối đe dọa với Nga. Ngoài ra, ông cũng phủ nhận rằng liên minh quân sự đã coi thường lợi ích an ninh của Nga. Do đó, theo ông chiến dịch quân sự của Nga khởi động tại Ukraine “rõ ràng có ý định chinh phục quốc gia láng giềng".

Kể từ khi Nga mở chiến dịch tại Ukraine, Đức cùng các quốc gia phương Tây khác đã cùng lên án hoạt động của Moscow và bày tỏ tình đoàn kết với Kiev. Nền kinh tế số 1 châu Âu cũng tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga và cung cấp cho lực lượng Ukraine một lượng vũ khí đáng kể, bao gồm tên lửa chống tăng di động và pháo tự hành.

Tuy nhiên, tại quê nhà Đức, ông Scholz vẫn phải đối mặt với những lời chỉ trích về việc không giúp đỡ Ukraine đủ nhiều đến từ chính các thành viên trong liên minh chính trị của ông, bao gồm Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ngoài ra, cựu đại sứ Ukraine tại Berlin Andrey Melnik, cũng bày tỏ sự phản đối của mình và thậm chí còn gọi ông Scholz là “cây xúc xích giận dữ” do từ chối tới thăm Kiev hồi tháng 5.

Đọc tiếp