Em trai bầu Thụy xuất hiện trong danh sách đề cử vào HĐQT LienVietPostBank

NGÂN HÀNG Việt nAM
16:16 - 23/04/2023
Em trai bầu Thụy xuất hiện trong danh sách đề cử vào HĐQT LienVietPostBank
0:00 / 0:00
0:00
Ông Nguyễn Văn Thùy - em trai bầu Thụy có mặt trong danh sách đề cử thành viên HĐQT ngân hàng LienVietPostBank. Ông sinh năm 1981 và là gương mặt trẻ tuổi nhất trong số 7 ứng viên vào HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Ngày 23/4, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã: LPB) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 cùng các tờ trình quan trọng liên quan đến kế hoạch kinh doanh năm 2023, thay thế thành viên trong Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát (BKS) cùng với kế hoạch đổi tên viết tắt.

Bầu thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới

Tại đại hội, ban lãnh đạo LienVietPostBank đã trình cổ đông thực hiện bầu HĐQT gồm 7 thành viên (trong đó có một thành viên HĐQT độc lập) và BKS nhiệm kỳ mới 2023 - 2028.

Những nhân sự được đề cử vào danh sách HĐQT nhiệm kỳ mới gồm: ông Nguyễn Đức Thuỵ, ông Huỳnh Ngọc Huy, ông Lê Hồng Phong, ông Lê Minh Tâm, ông Hồ Nam Tiến, ông Bùi Thái Hà và ông Nguyễn Văn Thuỳ.

Như vậy, tại nhiệm kỳ mới này, ông Phạm Doãn Sơn, ông Dương Công Toàn và bà Dương Hoài Liên sẽ không tiếp tục góp mặt trong HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ mới.

Trước đó, vào tháng 3/2023, HĐQT ngân hàng đã chấp nhận đơn từ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc của ông Phạm Doãn Sơn vì nguyện vọng cá nhân. HĐQT thống nhất giao ông Hồ Nam Tiến – Phó Tổng Giám đốc Thường trực là người đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc ngân hàng kể từ ngày 17/3/2023.

Về ông Nguyễn Văn Thùy là em trai của bầu Thụy, hiện giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng CTCP Bảo hiểm Xuân Thành. Ông Thùy sinh năm 1981 và là gương mặt trẻ tuổi nhất trong số 7 ứng viên vào HĐQT nhiệm kỳ này. Ông là cử nhân Trường Đại học Xây dựng và được công bố thông tin về việc ký hợp đồng lao động với ngân hàng LienVietPostBank từ ngày 30/3/2023.

Ông Nguyễn Văn Thùy - em trai bầu Thụy (Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank).

Ông Nguyễn Văn Thùy - em trai bầu Thụy (Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank).

Mới đây, ngân hàng cũng công bố thông tin về việc tuyển dụng em rể bầu Thụy là ông Đoàn Nguyên Ngọc (sinh năm 1975), một người cũng đến từ Bảo hiểm Xuân Thành. Tuy nhiên, LienVietPostBank không công bố cụ thể công việc của ông Ngọc tại ngân hàng. Danh sách ứng viên HĐQT và BKS cũng không có tên ông Ngọc.

Ngoài ra, LienVietPostBank cũng tiến hành bầu Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới với 4 thành viên, bao gồm: Bà Dương Hoài Liên, ông Trần Thanh Tùng, bà Nguyễn Thị Lan Anh và ông Nguyễn Phú Minh.

Chia cổ tức tỷ lệ 19% bằng cổ phiếu

Tại đại hội, ban lãnh đạo LienVietPostBank cũng trình cổ đông mục tiêu kinh doanh năm 2023 tại ngân hàng này với lãi trước thuế 6.000 tỷ đồng, tăng 5,4% so với năm trước. Tổng tài sản ngân hàng đạt 375.000 tỷ đồng, tăng 14,4%, trong đó tổng tín dụng thị trường 1 đạt gần 273.500 tỷ đồng, tăng 16%; huy động thị trường 1 dự kiến đạt 295.740 tỷ đồng, tăng 17,8%.

Ngân hàng cũng dự kiến chi trả cổ tức tỷ lệ 19% bằng cổ phiếu từ cho lợi nhuận để lại năm 2022 và 12% cho năm 2023.

Bên cạnh việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức (hơn 328,5 triệu cp), ngân hàng còn dự kiến chào bán thêm cổ phiếu qua các phương thức chào bán cho cổ đông hiện hữu (500 triệu cp), chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài (300 triệu cp) và phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động - ESOP (10 triệu cp).

Theo đó, vốn điều lệ của LienVietPostBank sẽ tăng từ 17.291 tỷ đồng lên 28.676 tỷ đồng, tăng gần 66%.

Trước đó trong năm 2022, ngân hàng đã thực hiện tăng vốn bằng việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 15%. Một phương án khác là chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tối đa 3.000 tỷ đồng và chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài không được thực hiện do tình hình thị trường và thực tế triển khai.

Đổi tên viết tắt thành LPBank

Tại đại hội, ngân hàng cũng trình cổ đông thông qua việc đổi tên viết tắt tiếng Anh. Ngân hàng cho biết, từ năm 2011 đến nay, ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt sử dụng tên viết tắt, tên viết tắt bằng tiếng Anh chính thức là “LienVietPostBank” trên tất cả các văn bản pháp lý và kênh truyền thông.

Tuy nhiên, nhược điểm của tên gọi này là quá nhiều ký tự, khó phát âm, khó nhớ dẫn đến khó nhận biết, hiệu ứng truyền thông không cao. Trong khi xu hướng chung của các ngân hàng hiện nay là sử dụng tên viết tắt dưới dạng rút gọn nhất có thể, dễ đọc, dễ nhớ.

Do đó, HĐQT ngân hàng trình đại hội đồng cổ đông phê duyệt việc thay đổi tên viết tắt của ngân hàng từ “LienVietPostBank” thành “LPBank”.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.