Facebook bay khỏi Top 10 công ty giá trị nhất thế giới

Vốn hóa Facebook
17:45 - 18/02/2022
Giá trị vốn hóa của Meta - công ty mẹ của Facebook đã sụt giảm xuống còn 565 tỷ USD. Ảnh: Reuters
Giá trị vốn hóa của Meta - công ty mẹ của Facebook đã sụt giảm xuống còn 565 tỷ USD. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Sau một loạt bê bối, giá cổ phiếu Meta (công ty mẹ Facebook) giảm kỷ lục kéo theo vốn hoá của tập đoàn công nghệ này xuống còn 565 tỷ USD. Theo đó Meta đã rơi xuống hạng 11 trong danh sách các công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới.

Theo số liệu của Bloomberg, sau khi rời top 10 các công ty giá trị nhất thế giới Meta hiện xếp hạng thứ 11, ngay sau tập đoàn Tencent Holdings của Trung Quốc.

Năm ngoái, Meta từng xếp thứ 6 trong bảng xếp hạng với giá trị vốn hoá thị trường hơn 1.000 tỷ USD.

Danh sách 10 công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới hiện tại. Nguồn: Bloomberg

Danh sách 10 công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới hiện tại. Nguồn: Bloomberg

Cổ phiếu Meta đã lao dốc suốt hai tuần qua, do báo cáo tài chính trong quý IV/2021 ghi nhận mức tăng trưởng chững lại của người dùng và lợi nhuận giảm. Báo cáo này đã “châm ngòi” cho phiên giao dịch tồi tệ nhất trong lịch sử công ty, khiến vốn hóa tụt thê thảm và bốc hơi kỷ lục hơn 200 tỷ USD.

Vốn hóa của Meta đã mất một nửa so với mức đỉnh hồi tháng 9/2021. Chỉ tính riêng phần vốn hóa sụt giảm của Meta cũng đã lớn hơn gần như toàn bộ các công ty trong chỉ số S&P 500.

Trong năm 2021, Mark Zuckerberg đã đổi tên Facebook thành Meta Plattform nhằm tập trung phục vụ chiến lược mới của tập đoàn, trong đó đề cao trải nghiệm số. Nhà sáng lập Meta cũng định vị công ty là sự kết hợp giữa công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) để trở thành một vũ trụ ảo (metaverse). Đây là hy vọng của Meta ngằm tạo ra sự đột phá trong lĩnh vực công nghệ số và lật ngược tình thế khó khăn trong thời gian qua.

Thế chân Meta ở hạng thứ 6 là hãng xe điện Tesla của tỷ phú Elon Musk, với giá trị vốn hóa 906 tỷ USD.

Đứng đầu bảng xếp hạng Công ty giá trị nhất thế giới vẫn là gã khổng lồ công nghệ Apple với mức vốn hóa 2.800 tỷ USD. Tiếp theo đó là những cái tên nổi bật là tập đoàn phần mềm Microsoft và hãng dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia.

Ngoài tác động đến giá trị vốn hóa, màn lao dốc cổ phiếu còn khiến Mark Zuckerberg tụt hạng trong danh sách 10 người giàu nhất thế giới theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index, lần đầu tiên kể từ tháng 7/2015.

CEO Meta Mark Zuckerberg. Ảnh: Bloomberg

CEO Meta Mark Zuckerberg. Ảnh: Bloomberg

Đặc biệt, trong đầu tháng này, CEO Meta đã chứng kiến tài sản cá nhân bốc hơi kỷ lục lên tới 24 tỷ USD một ngày. Con số này chỉ kém 35 tỷ USD tài sản bốc hơi của Elon Musk hồi tháng 11/2021 khi tỷ phú này hỏi ý kiến các cổ đông Tesla về việc bán 10% cổ phần.

Trong thời gian gần đây, sau một loạt những cáo buộc xoay quanh vấn đề vi phạm dữ liệu và xâm phạm quyền riêng tư người dùng, danh tiếng của Meta đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhiều chuyên gia còn nhận xét tầm nhìn metaverse của Facebook quá rộng và không có trọng tâm sinh lời rõ ràng. Tuy nhiên, điều này trái ngược hoàn toàn so với dự án metaverse của Microsoft khi tập đoàn này chỉ tập trung vào thế mạnh là nền tảng cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, báo cáo doanh thu với mức giảm sút cũng làm gia tăng áp lực lên Meta, trong bối cảnh hãng công nghệ này đang loay hoay xử lý hang loạt bê bối về các quy định pháp lý, cũng như tìm cách chứng minh tính hiệu quả trong chiến lược mới của mình.

Tính đến tháng 2 năm nay, Facebook lần đầu tiên sụt giảm khoảng 1 triệu tài khoản người dùng tính theo một quý. Tập đoàn này hiện đang đối mặt với sự canh tranh người dùng từ các nền tảng đối thủ như Tik Tok. Facebook đã từng có nhiều lợi thế trong việc kết nối mọi người, tuy nhiên, các trang mạng xã hội khác hiện nay cũng có thể làm được điều đó.

Bên cạnh đó, những rắc rối của Facebook liên quan đến vấn đề bảo vệ dữ liệu người dùng, cung cấp thông tin sai lệch đang khiến nhiều người dùng quay lưng với mạng xã hội lớn nhất hành tinh này.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.