Giá dầu giảm nhưng tiếp tục neo cao do thiếu hụt nguồn cung từ Nga

DẦU THÔ THẾ GIỚI
10:11 - 08/03/2022
Màn hình hiển thị giá nhiên liệu mỗi lít tại một trạm xăng ở Ebersburg gần Fulda, Đức. Nguồn: Reuters.
Màn hình hiển thị giá nhiên liệu mỗi lít tại một trạm xăng ở Ebersburg gần Fulda, Đức. Nguồn: Reuters.
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô biến động trái chiều nhưng vẫn neo ở mức cao trong phiên giao dịch sáng nay, sau khi lên mức cao nhất kể từ năm 2008 vào phiên trước, do Mỹ và châu Âu tiếp tục đề xuất lệnh cấm đối với dầu của Nga.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 8/3, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 119,53 USD/thùng, tăng 0,13 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 122,41 USD/thùng, giảm 1,75 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu thô nhìn chung đã giảm nhưng vẫn tiếp tục neo ở mức cao trong phiên giao dịch ngày 8/3, do Mỹ và châu Âu tiếp tục đề xuất lệnh cấm đối với dầu của Nga.

Nga cảnh báo giá dầu sẽ lên tới 300 USD/thùng, đồng thời cắt giảm nguồn cung khí đốt cho EU. Nguồn: The Sun daily.

Nga cảnh báo giá dầu sẽ lên tới 300 USD/thùng, đồng thời cắt giảm nguồn cung khí đốt cho EU. Nguồn: The Sun daily.

Các nhà phân tích cảnh báo giá có thể lên mức kỷ lục 150 USD/thùng, mặc dù một cuộc khảo sát cho thấy người Mỹ có thể đã lái xe ít hơn, khi giá nhiên liệu chạm mức cao nhất mọi thời đại. Hiện tại, thị trường mong chờ một thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ giúp hạ bớt “nhiệt” của giá dầu.

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Nga Putin đã cảnh báo giá dầu có thể leo lên tới 300 USD/thùng nếu phương Tây ngừng nhập khẩu dầu Nga, theo Reuters.

Mặt khác, giá xăng thành phẩm trung bình tại Mỹ đã tăng lên 4.104 USD/gallon vào đầu tuần, vượt mức giá cao nhất mọi thời đại xác lập năm 2008 là 4.103 USD/gallon, trước khi bắt đầu thời kỳ Đại suy thoái.

Nhóm nghiên cứu kinh tế Morning Consult cho biết chi phí xăng tăng cao đã bắt đầu ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng Mỹ, với gần một phần ba người trưởng thành cho biết họ lái xe ít hơn bình thường vào tháng trước và hơn một nửa trong số này cho rằng giá xăng là nguyên nhân chính.

Theo ông Kayla Bruun, tác giả của cuộc khảo sát, các phản ứng hành vi đối với lạm phát, như lái xe ít hơn để hạn chế tiêu thụ xăng, có thể có tác động thứ cấp đến hoạt động kinh tế, có khả năng làm giảm các chuyến đi đến nhà hàng hoặc siêu thị. "Sự gián đoạn nguồn cung liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine đang khiến giá năng lượng toàn cầu tăng thêm, có nguy cơ làm trầm trọng thêm xu hướng này", ông nói thêm.

Sự thận trọng của ông Bruun, cũng như các chuyên gia thị trường năng lượng như Art Berman, sẽ khiến thị trường chú ý nhiều hơn đến dữ liệu tiêu thụ xăng hàng tuần của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

"Rào cản thực tế duy nhất đối với sự tăng trưởng giá dầu là nhu cầu sụp đổ và suy thoái kinh tế. Cả hai điều này có thể xảy ra có thể xảy ra ở mức giá hiện tại và có thể ở mức giá cao hơn", ông Berman cho hay.

Trong bản cập nhật cuối cùng, EIA cho biết tồn kho xăng đã giảm 468.000 thùng trong tuần tính đến ngày 25/2, sau khi giảm 582.000 thùng một tuần trước đó. Báo cáo tiếp theo sẽ được công bố vào ngày 9/3, với khả năng không xuất hiện một đợt sụt giảm trong bối cảnh thị trường bị ảnh hưởng bởi căng thẳng kéo dài đã hai tuần tại Ukraine.

Tại thị trường trong nước, hiện giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp