Giá dầu lao dốc trước những lo ngại về biến thể Omicron

DẦU THÔ THẾ GIỚI
09:50 - 15/01/2022
Giá dầu lao dốc trước những lo ngại về biến thể Omicron
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu ngày 14/1 lao dốc trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư chốt lời và triển vọng tiêu thụ dầu có dấu hiệu chững lại trước lo ngại về sự gia tăng nhanh chóng của các ca nhiễm Covid-19 do biến thể Omicron.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 14/1, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 81,71 USD/thùng, giảm 0,41 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 13/1, giá dầu WTI giao tháng 2/2022 đã giảm 1,02 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 84,06 USD/thùng, giảm 0,41 USD/thùng trong phiên và giảm tới 0,70 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 13/1.

Giá dầu giảm mạnh chủ yếu do lo ngại nhu cầu tiêu thụ đi xuống trước sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 mới do biến thể Omicron bắt đầu tạo ra những hệ luỵ đến các hoạt động kinh tế.

Tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, sự xuất hiện của biến thể Omicron đã buộc chính quyền nhiều tỉnh, thành của nước này phải áp dụng các biện pháp phong toả, hạn chế đi lại đối với người dân.

Còn tại Mỹ, theo dữ liệu vừa được Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố thì nhu cầu nhiên liệu của nước này đang bị ảnh hưởng mạnh bởi biến thể Omicron khi dự trữ xăng dầu trong tuần kết thúc ngày 7/1 đã tăng tới 8 triệu thùng, nhiều hơn rất nhiều con số dự báo 2,4 triệu thùng được đưa ra trước đó.

Biến thể Omicron tiếp tục gây sức ép lên thị trường dầu thô thế giới. Nguồn: Internet.

Biến thể Omicron tiếp tục gây sức ép lên thị trường dầu thô thế giới. Nguồn: Internet.

Ngoài ra, giá dầu giảm mạnh còn do tâm lý chốt lời của nhiều nhà đầu tư sau khi dầu thô liên tục tăng giá và thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm.

Hôm 13/1, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Chicago Charles Evans cho biết có thể cần phải tăng lãi suất bốn lần trong năm 2022 nếu lạm phát không được cải thiện đủ nhanh. Ông nói thêm rằng vì lạm phát neo ở mức cao lâu hơn, nên Fed phải hành động nhanh hơn dự kiến.

Theo ông John Kilduff, một đối tác tại Again Capital Management, dữ liệu lạm phát giá sản xuất của Mỹ dễ dàng tăng nóng như tháng trước và có thể gây áp lực lên Fed trong việc kìm hãm nền kinh tế, điều này có khả năng là lực cản đối với giá dầu thô và hỗ trợ đồng USD.

Giá dầu thường biến động trái chiều với đồng USD, vì đồng bạc xanh mạnh hơn khiến hàng hóa trở nên đắt hơn đối với những người mua bằng ngoại tệ khác.

Ông Kilduff cho biết thêm sự gia tăng trong các đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu có thể làm giảm nhu cầu xăng dầu. Một số nhà đầu tư đã nghiên cứu chi tiết hơn dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố.

"Trên thực tế, báo cáo EIA hàng tuần ít lạc quan, vì tổng tồn kho dầu thô giảm 4,8 triệu thùng nhưng lượng dự trữ đối với các sản phẩm tinh chế đã tăng nhiều hơn", Citi cho biết trong một lưu ý.

Ngân hàng cho biết thêm rằng tồn kho dầu thô giảm có thể liên quan đến vấn đề thuế cuối năm đối với các kho dự trữ dầu trên đất liền ở Texas và Louisiana.

Tuy nhiên, đà giảm được kìm hãm bởi suy đoán rằng tác động của biến thể Omicron không đủ nghiêm trọng để làm trật bánh xe phục hồi nhu cầu toàn cầu.

Mặt khác, giá khí đốt ở châu Âu liên tiếp tăng nhờ nhu cầu tiêu thụ phục hồi cũng mở ra kỳ vọng hỗ trợ giá dầu khi nó sẽ là động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhiên liệu khi sang dầu thô.

Ngày 12/1, Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga cho hay lượng dự trữ khí đốt trong các kho chứa dưới lòng đất (UGS) ở châu Âu cho mùa này đang ở mức thấp nhất trong lịch sử quan sát nhiều năm.

Trong khi theo số liệu của Gas Infrastructure Europe, tổng lượng lấp đầy các cơ sở UGS ở châu Âu tính đến ngày 10/1 đã giảm xuống còn 50,88% và hiện ở mức 54,93 tỷ m3, thấp hơn nhiều lần so với năm ngoái.

Tại thị trường trong nước, sau phiên điều chỉnh giá ngày 11/1, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp