Giá dầu mất đà tăng khi Trung Quốc siết hạn ngạch nhập khẩu đầu năm tới

DẦU THÔ THẾ GIỚI
12:07 - 31/12/2021
Giá dầu mất đà tăng khi Trung Quốc siết hạn ngạch nhập khẩu đầu năm tới
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu ngày hôm nay 31/12 biến động trái chiều sau khi tăng nhẹ vào phiên trước do Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, giảm hạn ngạch nhập khẩu dầu trong đợt đầu tiên của năm 2022.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 31/12, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 76,15 USD/thùng, giảm 0,84 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 78,64 USD/thùng, giảm 0,37 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu thô giảm do những lo ngại mới về nguồn cung dịp cuối năm. Nguồn: Internet

Giá dầu thô giảm do những lo ngại mới về nguồn cung dịp cuối năm. Nguồn: Internet

Giá dầu ngày hôm nay 31/12 có xu hướng giảm mạnh, do lo ngại nhu cầu nhiên liệu sẽ giảm khi nhiều nước châu Á chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Mặt khác, những lo ngại về biến thể mới Omicron đã dần hạ nhiệt, không còn là mối lo ngại lớn đối với triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu 2022. Tuy nhiên, một số nước châu Á vẫn đang áp dụng các lệnh hạn chế để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của biến thể mới, điều này được dự báo sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu dầu.

Ông John Kilduff, đối tác của Again Capital Management ở New York, cho biết thị trường đã ghi nhận nhu cầu cực kỳ mạnh mẽ cho đến tháng 12, vì vậy câu hỏi đặt ra là OPEC+ sẽ làm gì. Ông Kilduff dự đoán Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+, sẽ tiếp tục tăng dần sản lượng.

Nhu cầu dầu đang có dấu hiệu chững lại khi Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu dầu đợt đầu tiên năm 2022 đối với hầu hết các nhà máy lọc dầu độc lập khoảng 11% so với hạn ngạch cùng kỳ 2020.

"Tâm lý thị trường suy yếu do lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể có những hành động kiểm soát chặt hơn đối với các nhà máy lọc dầu tư nhân, một nhà phân tích có trụ sở tại Singapore cho biết.

Về phía nguồn cung lại đang khá dồi dào, khi các nhà sản xuất chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ có động thái điều chỉnh sản lượng.

OPEC+ dự kiến sẽ họp vào ngày 4/1/2022 để xem xét kế hoạch về sản lượng thời gian tới. Theo các thông tin ghi nhận trên thị trường thì khả năng cao OPEC+ sẽ tiếp tục tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 2/2022.

Tại cuộc họp mới nhất diễn ra vào ngày 2/12, bất chấp những lo ngại về biến thể Omicron và nhiều nước xả kho dự trữ dầu thô, OPEC+ vẫn quyết định duy trì kế hoạch tăng 400.000 thùng/ngày trong tháng 1/2022.

Nghịch lý cung vượt cầu đã tạo áp lực lên giá dầu ngày hôm nay 31/12.

Ngoài ra, giá dầu ngày hôm nay còn chịu sức ép bởi đồng USD lấy lại đà phục hồi và nhiều nhà đầu tư thực hiện các giao dịch chốt lời, dịch chuyển dòng tiền sang các tài sản an toàn trước khi bước vào năm mới 2022.

Tại thị trường trong nước ngày cuối năm, giá dầu vẫn tiếp tục giữ mức ổn định kể từ phiên điều chỉnh giá ngày 25/12. Hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

22.550 đồng/lít

Xăng RON95-III

23.290 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

17.570 đồng/lít

Dầu hỏa

16.510 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

15.740 đồng/kg

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.