Giải pháp khắc phục tình trạng nợ, chậm đóng bảo hiểm xã hội

CHÍNH SÁCH Việt nAM
23:16 - 22/10/2021
Cơ quan BHXH đã rà soát hơn 196.000 doanh nghiệp và xác định được gần 388.000 lao động thuộc đối tượng tham gia nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc
Cơ quan BHXH đã rà soát hơn 196.000 doanh nghiệp và xác định được gần 388.000 lao động thuộc đối tượng tham gia nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc
0:00 / 0:00
0:00
Năm 2020, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH đạt 95,71% chỉ tiêu đề ra, lực lượng lao động tham gia BHXH còn thấp.

Số nợ, chậm đóng BHXH có thể tiếp tục gia tăng trong năm 2021

Chiều 22/10, trình bày báo cáo tóm tắt thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH), quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh đánh giá: Chính phủ, Bộ LĐTB&XH, BHXH Việt Nam và các cơ quan hữu quan đã chủ động, tích cực trong việc sửa đổi, ban hành 13 văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn để kịp thời đáp ứng công tác quản lý, điều hành, phục vụ các đối tượng thụ hưởng chế độ, tiếp cận chính sách, chế độ BHXH.

Ủy ban Xã hội của Quốc hội thấy rằng số nợ, chậm đóng BHXH có thể tiếp tục gia tăng trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Vì vậy, cần tính toán về hệ quả pháp lý khi triển khai các gói hỗ trợ những đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng đóng bù khi hết thời hạn tạm dừng đóng BHXH.

Ủy ban nhận thấy: Số thu BHXH bắt buộc tăng 6,25% nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng thu của năm 2019; mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp tăng không đáng kể, thậm chí tỉ lệ tăng có xu hướng giảm so với giai đoạn trước. Tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện có xu hướng giảm nhanh.

Hiện nay, hơn 151.000 tổ chức, cá nhân có trả thu nhập nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động. Cơ quan BHXH đã rà soát hơn 196.000 doanh nghiệp và xác định được gần 388.000 lao động thuộc đối tượng tham gia nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc. Tính đến cuối năm 2020, tổng số tiền chậm đóng BHXH bắt buộc là 12.113 tỷ đồng, tăng 2.013 tỷ đồng (tỷ lệ 19,9%) so với năm 2019, chiếm 4,4% số phải thu.

Ủy ban thấy rằng các quỹ có tính chất ngắn hạn về cơ bản đều bảo đảm khả năng chi trả, có kết dư lớn và còn có chế độ, chính sách liên quan đến các quỹ này chưa được thực hiện. Quỹ Hưu trí, tử tuất, vẫn đang kết dư lớn, song cần tính toán thận trọng, kỹ càng hơn trong việc bảo đảm cân đối trong dài hạn, nhất là với sự thay đổi về đặc điểm của quy mô và cơ cấu dân số (tốc độ già hóa dân số).

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội, tính đến hết năm 2020, tổng số kết dư quỹ BHXH, BHTN ước đạt 953.078 tỷ đồng. Trong đó, kết dư chuyển sang năm 2021 của Quỹ Ốm đau, thai sản là 13.472 tỷ đồng; Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) là 54.089 tỷ đồng; Quỹ hưu trí, tử tuất là 794.920 tỷ đồng; Quỹ BHTN là 90.597 tỷ đồng.

388.000 lao động thuộc đối tượng tham gia nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc

388.000 lao động thuộc đối tượng tham gia nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc

Một số kiến nghị khắc phục tình trạng nợ, chậm đóng BHXH

Kiến nghị với Chính phủ, Uỷ ban Xã hội của Quốc hội cho rằng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách BHXH, có giải pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng không chấp hành hoặc chấp hành chưa đầy đủ pháp luật về BHXH, đặc biệt lưu ý việc thực hiện các kiến nghị của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để kịp thời thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, khắc phục các tồn tại hạn chế, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn để phát triển lĩnh vực an sinh xã hội.

Có giải pháp đồng bộ, quyết liệt trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, đặc biệt là lao động ở khu vực phi chính thức, nhóm tham gia BHXH tự nguyện, hạn chế hưởng BHXH một lần.

Đối với các bộ, ngành, Bộ LĐTB&XH khẩn trương trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý tiền nợ BHXH, BHTN và BHYT tồn đọng kéo dài. Ban hành văn bản hướng dẫn tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu cung cầu lao động, liên thông dữ liệu BHXH, BHTN giữa các cơ quan liên quan.

Cơ quan BHXH Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia BHXH, giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHTN chính xác, kịp thời, thuận tiện nhất cho người thụ hưởng. Tăng cường thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, đẩy nhanh tiến độ thu hồi các khoản thanh toán chế độ không đúng quy định. Bảo đảm gắn hiệu quả sử dụng chi phí quản lý với kết quả phát triển đối tượng, tiếp tục thực hiện việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.