Goertek và Kinh Bắc hợp tác thuê 62,7 ha tại KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh

Kinh Bắc Goertek
15:07 - 16/02/2023
Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về việc thuê lại 62,7 ha đất tại KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh giữa Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc và Tập đoàn Goertek. Ảnh: Kinh Bắc
Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về việc thuê lại 62,7 ha đất tại KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh giữa Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc và Tập đoàn Goertek. Ảnh: Kinh Bắc
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 15/2, tại Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ về việc thuê lại 62,7 ha đất tại KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh giữa Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) và Tập đoàn Goertek.

KBC và Goertek thỏa thuận hợp tác thuê đất tại KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh để triển khai dự án đầu tư mới sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, âm thanh đa phương tiện. Dự án được hứa hẹn sẽ là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh trong năm 2023, mang lại nhiều giá trị tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh có quy mô 306 ha, do Kinh Bắc làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh phát triển hạ tầng, là một trong những KCN lớn của Bắc Ninh, đi đầu trong xúc tiến, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư công nghệ cao và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Goertek hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ chính xác với nhiều đơn vị thành viên có mặt tại các quốc gia trên thế giới. Công ty này bắt đầu triển khai dự án đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2013 tại KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Sau 10 năm đầu tư và phát triển, Goertek không ngừng mở rộng quy mô đầu tư tại KCN Quế Võ và trở thành một trong những doanh nghiệp FDI có quy mô đầu tư lớn tại tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư đạt hơn 625 triệu USD, tạo công ăn việc làm cho hơn 40 nghìn công nhân viên.

Năm 2023, với kế hoạch tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh, tập đoàn quyết định chọn KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh của Kinh Bắc làm địa điểm đầu tư dự án mới với quy mô lớn.

Về tình hình kinh doanh, trong quý 4, Kinh Bắc ghi nhận doanh thu âm 331,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2021 đạt 1.169,35 tỷ đồng. Với giá vốn bán hàng âm 39 tỷ đồng, KBC ghi nhận lỗ gộp 292,3 tỷ đồng.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng hơn 77% lên 103,5 tỷ đồng, chi phí bán hàng giảm mạnh từ 70,4 tỷ đồng cùng kỳ năm trước xuống còn 5,3 tỷ đồng, chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng lên, lỗ từ công ty liên kết là 10 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 407,6 tỷ đồng. Khấu trừ đi các chi phí, quý 4/2022 KBC lỗ ròng 482,4 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2022, Kinh Bắc đạt tổng doanh thu 957,34 tỷ đồng, giảm đến 77% so với cùng kỳ 2021 và về đáy 10 năm. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn báo lãi trước thuế gần 1.719 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ 2021, chủ yếu tới từ 2.199,24 tỷ đồng lãi từ công ty liên kết. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.595,67 tỷ đồng, tăng 18%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.