Hà Nội kiến nghị cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ đường Vành đai 4

Vành đai 4 HÀ NỘI
15:32 - 06/05/2023
Phối cảnh nút giao liên thông giữa đường vành đai 4 và các trục đường hướng tâm.
Phối cảnh nút giao liên thông giữa đường vành đai 4 và các trục đường hướng tâm.
0:00 / 0:00
0:00
Hà Nội đề nghị cho phép nhà đầu tư dự án theo hình thức PPP và BOT (Dự án thành phần 3) được áp dụng cơ chế đặc thù về khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Sáng 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Báo cáo tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Hà Nội đã hoàn thành mục tiêu kép, vừa phòng - chống thành công dịch bệnh vừa phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị cũng được tăng cường; phát triển hạ tầng giao thông được tập trung đẩy mạnh.

Về các dự án lớn, Chủ tịch Hà Nội cho biết, Đường sắt đô thị Hà Nội số 2A Cát Linh - Hà Đông đã được vận hành. Trong năm 2023 dự kiến hoàn thành Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, vận hành tuyến đường sắt Nhổn-ga Hà Nội; khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Liên quan đến Vành đai 4, Chủ tịch TP Hà Nội nêu 3 kiến nghị. Một là liên quan đến vấn đề phê duyệt các dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công trong trường hợp tổng mức đầu tư cao hơn sơ bộ tổng mức đầu tư tại chủ trương đầu tư.

Hà Nội kiến nghị cho phép tỉnh Hưng Yên phê duyệt các dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công trong trường hợp tổng mức đầu tư cao hơn sơ bộ tổng mức đầu tư tại chủ trương đầu tư. Đồng thời tổng hợp, gửi UBND TP Hà Nội là cơ quan đầu mối để chủ trì tổng hợp các nội dung liên quan, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đối với các dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công do UBND TP Hà Nội là cơ quan chủ quản, Thành phố đề xuất được chủ động thực hiện điều hòa, điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư giữa các dự án thành phần.

Hai là về triển khai dự án thành phần 3 (dự án PPP). Để giải quyết triệt để các khó khăn và đẩy nhanh tiến độ thi công toàn tuyến bao gồm 3 cầu lớn (Hồng Hà, Mễ Sở và Hoài Thượng) và hệ thống đường song hành do 3 địa phương đồng loạt triển khai, Hà Nội kiến nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương giao UBND TP Hà Nội là cơ quan chủ quản, quyết định đầu tư tiểu dự án đầu tư công trong dự án PPP.

Bà là việc áp dụng cơ chế đặc thù cho dự án đường Vành đai 4, Chủ tịch Thành phố nêu đề nghị về việc cho phép nhà đầu tư dự án theo hình thức PPP và BOT (dự án thành phần 3) được áp dụng cơ chế đặc thù về khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như nhà thầu thi công.

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh nêu các kiến nghị với Chính phủ tại cuộc làm việc sáng 5/5. Ảnh: VGP

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh nêu các kiến nghị với Chính phủ tại cuộc làm việc sáng 5/5. Ảnh: VGP

Kiến nghị đẩy nhanh các tuyến đường sắt đô thị

Liên quan đến vấn đề giao thông hạ tầng, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh còn nêu kiến nghị về các tuyến đường sắt đô thị.

Người đứng đầu UBND TP Hà Nội cho biết, ngoài tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông (tuyến 2A) đang khai thác, tuyến Nhổn - ga Hà Nội hiện đang triển khai thi công, 7 tuyến còn lại (tuyến số 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8) đều chưa được triển khai.

Vì vậy, Hà Nội đã trình Chính phủ 7 kiến nghị cụ thể. Trong đó, sớm xem xét phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội đoạn Nhổn - ga Hà Nội (đề xuất trong tháng 5/2023) và cho phép thanh toán từ nguồn vốn ứng trước của Ngân sách Thành phố để giải ngân; trong thời gian hoàn chỉnh các thủ tục phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án và gia hạn các khoản vay ODA.

Đối với tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội tuyến số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng Hòa Lạc), Hà Nội đề nghị Thủ tướng xem xét, ưu tiên cho Thành phố sử dụng nguồn vốn từ nguồn ODA để đầu tư dự án;

Với dự án tuyến đường sắt đô thị số 6, đoạn Nội Bài - Ngọc Hồi, Thành phố đề nghị sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới để nghiên cứu tiền khả thi dự án mà không gắn với dự án đầu tư...

Đối với dự án đường sắt Hà Đông - Xuân Mai (Tuyến 2A kéo dài), kiến nghị cho phép nghiên cứu, triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến Hà Đông - Xuân Mai kéo dài, nối tiếp với đoạn Cát Linh - Hà Đông (đã hoàn thành) theo hướng sử dụng vốn ODA và bảo đảm đồng bộ về kỹ thuật, công nghệ.

Đối với dự án tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội - tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, Thành phố đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm xem xét đẩy nhanh quá trình cho ý kiến để hoàn thành thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư trong năm 2023.

Đối với dự án tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội - tuyến số 3.2 đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai, hiện nay việc xem xét, phê duyệt đề xuất dự án còn chậm trễ, kéo dài từ năm 2020 đến nay. Hà Nội đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan thống nhất về nội dung giải trình của UBND Thành phố và cho phép được giải trình chi tiết ở các bước sau, để đẩy nhanh tiến độ.

Đối với đoạn đường sắt quốc gia Yên Viên - Ngọc Hồi (bao gồm cả cầu Long Biên), Thành phố đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải bàn giao hồ sơ tài liệu cho TP Hà Nội quản lý theo quy hoạch để triển khai tuyến đường sắt đô thị số 01 tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.