Kinh tế toàn cầu đối mặt với rủi ro trì trệ vào năm 2022

KINH TẾ THẾ GIỚI
16:59 - 13/12/2021
Rủi ro lớn nhất của kinh tế toàn cầu trong năm 2022 là tăng trưởng trì trệ chứ không phải tăng trưởng trì trệ kết hợp lạm phát cao. Ảnh: Reuters
Rủi ro lớn nhất của kinh tế toàn cầu trong năm 2022 là tăng trưởng trì trệ chứ không phải tăng trưởng trì trệ kết hợp lạm phát cao. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Normura dự báo, rủi ro lớn hơn nhất mà nền kinh tế toàn cầu năm 2022 phải đối mặt có thể là tăng trưởng trì trệ, chứ không phải tăng trưởng trì trệ kết hợp lạm phát cao. Điều này có nguy cơ trở thành rào cản lớn cho tăng trưởng ở nhiều quốc gia.

Ngân hàng Nhật Bản Nomura Holdings vừa đưa ra một báo cáo nhận định về kinh tế toàn cầu năm 2021. Theo đó, ap lực giá cả do chi phí tăng có thể gây suy giảm nhu cầu ở nhiều quốc gia, trong khi chính sách tài khoá và tiền tệ thắt lại sẽ đặt ra rào cản cho tăng trưởng. Ngân hàng này cho rằng rủi ro lớn nhất của kinh tế toàn cầu trong năm 2022 là tăng trưởng trì trệ chứ không phải tăng trưởng trì trệ kết hợp lạm phát cao.

Tăng trưởng trì trệ tại nhiều nơi

Theo các chuyên gia kinh tế của Nomura, tại hầu hết các quốc gia, “lạm phát chi phí đẩy - dạng lạm phát xấu gây xói mòn tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp - sẽ gây giảm thu nhập thực tế của các hộ gia đình và sẽ phải tự điều chỉnh khi nhu cầu suy yếu”.

Các nền kinh tế lớn, bao gồm khu vực đồng Euro (Eurozone), Anh, Nhật Bản và Trung Quốc đều chưa phục hồi hoàn toàn sau ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, nhu cầu còn yếu của khu vực tư nhân khiến các nền kinh tế như vậy dễ bị ảnh hưởng bởi các trở ngại tăng trưởng.

Hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều chưa phục hồi hoàn toàn sau ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Ảnh: The Japan Times

Hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều chưa phục hồi hoàn toàn sau ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Ảnh: The Japan Times

Lợi nhuận doanh nghiệp và thu nhập thực tế của hộ gia đình kém đi do lạm phát cao; mức tiết kiệm gia tăng trong bối cảnh kinh tế bấp bênh; và sự dịch chuyển chính sách tài khoá, tiền tệ sang thắt chặt sẽ là những nhân tố có thể khiến tăng trưởng giảm tốc.

Các chuyên gia cho biết, nền kinh tế Mỹ vẫn sẽ là một điểm sáng, khi quốc gia này đạt được sự phục hồi nhu cầu hoàn toàn và nhờ đó có được tấm đệm tốt hơn để hấp thụ lạm phát do chi phí đẩy. Theo Nomura, khi các chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt, Mỹ ở vị trí tốt hơn để vượt qua những thách thức kinh tế trong năm 2022, cả về lạm phát và tăng trưởng.

Nếu kinh tế Mỹ chứng kiến ​​lạm phát tang vượt tầm kiểm soát trong nửa đầu năm 2022, điều không phải là kịch bản chủ chốt của Nomura, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể thực hiện các đợt tăng lãi suất mạnh tay. Nếu viễn cảnh này thành hiện thực “sẽ càng củng cố thêm quan điểm của chúng tôi rằng rủi ro lớn hơn đối với nền kinh tế thế giới vào cuối năm 2022 là trì trệ chứ không phải trì trệ kết hợp với lạm phát cao”, báo cáo viết.

Theo dự báo của Nomura, Mỹ sẽ đối mặt với mức tăng trưởng kinh tế yếu hơn nhiều trong nửa sau của năm 2022, với mức tăng trưởng quý IV/2022 có thể giảm còn dưới 2% so với cùng kỳ năm nay, khiến Fed tiếp tục duy trì mức tăng lãi suất từ tốn.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ không tăng lãi suất trong năm 2022, vì dự báo lạm phát cuối cùng sẽ giảm về dưới ngưỡng mục tiêu.

Đối với Trung Quốc, dự báo sẽ có một giai đoạn “dò đáy” kéo dài của tăng trưởng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục chậm lại, còn 2,9% so với cùng kỳ năm trước trong quý I/2022.

Dự báo lạc quan của Phố Wall

Trong khi đó, theo dự báo năm 2022 của Phố Wall, lạm phát sẽ sớm được đẩy lùi nếu nhiều quốc gia châu Á sớm mở cửa trở lại. Các nền kinh tế lớn tại khu vực này như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ đều được các chuyên gia lạc quan về triển vọng tăng trưởng tươi sáng khi tình hình dịch bệnh tiến triển tích cực.

Đối với nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc, sự biến động trong lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 30% GDP được dự đoán sẽ tiếp tục kéo chậm tốc độ tăng trưởng. Một "pháo đài tăng trưởng” khác của châu Á trong năm 2022 sẽ là Ấn Độ khi nền kinh tế của nước này tiếp tục phục hồi sau làn sóng Covid-19 thứ hai - biến chủng Delta.

Áp lực giá cả, sự tác động của dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đã khiến tốc độ tăng trưởng của nhiều nền kinh tế giảm sút nghiêm trọng. Trong báo cáo "Các giả định về thị trường vốn dài hạn", JPMorgan Chase nhận định nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén và các gói kích thích chi tiêu lớn sẽ đưa nền kinh tế toàn cầu đến bằng hoặc gần "tốc độ thoát" khỏi khủng hoảng. Ở vận tốc này, nền kinh tế vẫn có thể vận hành mà không cần các gói hỗ trợ và tiềm năng tăng trưởng sẽ không bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Tin liên quan

Đọc tiếp