Lãi suất tiết kiệm thiết lập mặt bằng mới trong tháng 4

TÀI CHÍNH Việt nAM
11:08 - 01/04/2022
Lãi suất tiết kiệm thiết lập mặt bằng mới trong tháng 4
0:00 / 0:00
0:00
Mức lãi suất tiết kiệm cao nhất là SCB với 7,6%/năm với số dư từ 500 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng. Ngoài ra, ngân hàng vẫn giữ mức lãi suất ổn định duy trì ở mức 7%/năm với cả 2 hình thức giao dịch online và tại quầy.

Theo khảo sát vào ngày đầu tháng 4, lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại đã nhích nhẹ so với cùng thời điểm vào tháng 3 năm nay. Trong đó, biểu lãi suất tiết kiệm tăng cao nhất là 0,6%/năm ghi nhận tại ngân hàng OCB, với khoản tiết kiệm online ở kỳ hạn 6 tháng và tăng 0,5%/năm ở kỳ hạn 9 tháng; 0,2% ở kỳ hạn 12 tháng. Qua đó, OCB ghi nhận mức lãi suất cao nhất đạt 6,75%/năm.

Ngoài ra, đơn vị từng giữ ngôi quán quân lãi suất tiết kiệm online là NamABank lần này cũng tăng thêm 0,2%/năm cho kỳ hạn 6 tháng. Thay thế ngôi vương này là ngân hàng SCB với biểu lãi suất tiết kiệm cao nhất là 7,6%/năm. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ áp dụng với số tiền gửi trên 500 tỷ đồng với kỳ hạn 13 tháng.

Nằm trong top cao trong lãi suất tiết kiệm cao nhất gồm ngân hàng Techcombank và ACB, với lãi suất 7,1%/năm. Tuy nhiên, để hưởng mức lãi suất này điều kiện tại Techcombank và ACB có sự khác biệt lớn. Tại Techcombank, khách hàng gửi tiết kiệm 12 tháng, trả lãi cuối kỳ, với mức tiền gửi từ 999 tỷ trở lên và cam kết không được tất toán trước hạn mới được áp dụng mức lãi suất này. Trong khi đó, khách hàng của ACB chỉ cần gửi từ 100 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng.

Tại kênh giao dịch tại quầy, MB Bank cũng đã tăng mạnh khi thêm 0,4% cho lãi suất tiền gửi 12 tháng, lên tới mức 5,5%/năm. Ở mức 0,3%, BacABank nhích thêm 1 vị trí trở thành nhà băng về nhì lãi suất tiết kiệm tại quầy trên thị trường.

Một số ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất gần 7%/năm như ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) 6,99%/năm; ngân hàng TMCP Quân đội (MB) 6,9%/năm; ngân hàng TMCP Bắc Á 6,8%/năm; ngân hàng TMCP Kienlongbank 6,75%/năm...

Ở nhóm ngân hàng quốc doanh BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank, lãi suất tiết kiệm vẫn ở mức ổn định với 5,6%/năm tại Vietcombank, Vietinbank và 5,5%/năm tại Agribank, BIDV.

Các chuyên gia SSI cho rằng, nhiều khả năng mức lãi suất này đang thiết lập mặt bằng mới, cao hơn nhiều so với bình quân trong năm 2021. Từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ tăng dần và phụ thuộc nhiều vào khả năng hồi phục của nền kinh tế cũng như diễn biến của lạm phát.

Đơn vị này cho biết, tương lai có thể xuất hiện kịch bản lãi suất huy động tăng nhanh hơn dự kiến. Mặc dù diễn biến lãi suất huy động từ đầu năm đến nay phù hợp với kỳ vọng của SSI nhưng rủi ro lạm phát vẫn là một mối lo ngại, đặc biệt là do tác động của cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine khiến giá dầu tăng nhanh.

Mặc dù lãi suất tiết kiệm nhích dần, song các ngân hàng vẫn không lo thiếu vốn giá rẻ để đẩy mạnh cho vay trong năm 2022, kể cả trước kế hoạch tăng 6-7 lần lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong năm nay. Nếu lãi suất tăng thì tiền gửi không kỳ hạn (CASA) vẫn không bị ảnh hưởng, do mục tiêu của CASA là để giao dịch chứ không phải để hưởng lãi suất.

Không chỉ CASA, vùng vốn rẻ trong hoạt động ngân hàng hiện nay còn được xác định mở rộng ở các kỳ hạn như 1 tuần, 2 tuần, khi mà lãi suất ở đây cũng chỉ quanh 0,2%/năm – mức lãi suất rất thấp.

Tin liên quan

Đọc tiếp

TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.