Lãi suất liên ngân hàng thiết lập mặt bằng vượt trội so với năm 2021

TÀI CHÍNH Việt nAM
21:18 - 22/03/2022
Lãi suất liên ngân hàng thiết lập mặt bằng vượt trội so với năm 2021
0:00 / 0:00
0:00
Dưới áp lực của tín dụng phục hồi, cùng với nền kinh tế mở cửa trở lại đã kéo theo nhu cầu về vốn tăng cao. Do đó so với bình quân của năm 2021, mức lãi suất liên ngân hàng hiện đã tăng tới 5-6 lần.

Trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước liên tục bơm tiền thông qua việc mua lại các giấy tờ có giá kể từ sau tết đến nay. Bên cạnh đó, NHNN đã hút ròng tổng cộng 268 tỷ đồng trên thị trường mở, đồng thời bơm 410 tỷ đồng (kỳ hạn 14 ngày, tại mức lãi suất 2,5%) thông qua kênh OMO.

Trong khi đó, 678 tỷ OMO kỳ hạn 14 ngày đã đáo hạn trong tuần này. Như vậy, lượng OMO đang lưu hành hiện giảm xuống mức 1.430 tỷ đồng. Mặt khác, lượng tín phiếu đang lưu hành vẫn đang ở trạng thái đóng băng trong gần 2 năm trở lại đây.

Dù tiếp tục được cơ quan quản lý bơm tiền, lãi suất trên thị trường đã có xu hướng tăng nhẹ trong tuần qua. Trong đó, lãi suất liên ngân hàng trung bình từ đầu năm tới nay của các kỳ hạn đêm, 1 tuần và 2 tuần hiện lần lượt ở mức 2,12%; 2,26% và 2,43%/năm, so với mức quanh và dưới 1% trong 2 năm 2020-2021. Đặc biệt trong cùng thời điểm với năm 2021, mức lãi suất liên ngân hàng hiện đã tăng tới 5-6 lần.

Các chuyên gia phân tích tại SSI Research cho rằng lãi suất liên ngân hàng đã thiết lập mặt bằng mới, cao hơn nhiều so với bình quân trong năm 2021. Nguyên nhân chính của thực tế này đến từ tín dụng hồi phục khiến thanh khoản các ngân hàng không còn dồi dào như trước.

Theo kết quả điều tra xu hướng tín dụng của NHNN và tương đồng với kỳ vọng của SSI Research, các TCTD ước tính tín dụng tăng 5,3% trong quý I và 14,1% cả năm 2022 so với cuối năm 2021. Tính từ đầu năm, đã có khoảng 325.000 tỷ đồng được các ngân hàng bơm ra thị trường thông qua kênh cho vay.

Theo các chuyên gia, sự phục hồi mạnh mẽ của tín dụng trong giai đoạn đầu năm nay phản ánh nhu cầu tín dụng tăng dần của doanh nghiệp sau khi bị gián đoạn sản xuất do dịch bệnh. Ngoài ra, tín dụng cũng được hỗ trợ nhờ dòng vốn rẻ của hệ thống ngân hàng thông qua các chương trình cho vay ưu đãi.

Trong khi đó, Vietcombank và BIDV đều thực hiện các chương trình ưu đãi tín dụng với quy mô khủng. Vietcombank có chương trình 49.000 tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian từ 15/3 đến 31/3/2022, mức lãi suất từ 5,6-8,3%/ năm. Còn BIDV có chương trình ưu đãi tín dụng 200.000 tỷ đồng, trong đó 100.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh ngắn hạn với lãi suất từ 5%/năm (kỳ hạn dưới 6 tháng) và 5,5%/năm cho kỳ hạn 6-12 tháng.

SSI Research duy trì quan điểm mặt bằng lãi suất trên thị trường đã tạo đáy và kỳ vọng nhích tăng dần về cuối năm. Mức tăng lãi suất sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng hồi phục của nền kinh tế và diễn biến của lạm phát.

Trong khi đó, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, năm 2022 với nền kinh tế mở cửa trở lại sẽ kéo theo nhu cầu tăng vốn cao hơn. Trong khi các Ngân hàng Trung ương trên thế giới có những động thái tăng lãi suất (như Cục dự trữ liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương Anh), lãi suất liên ngân hàng tại Việt Nam trong năm nay sẽ khó có khả năng quay lại mặt bằng thấp như 2 năm trước.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.