Loạt công ty chứng khoán vi phạm cung cấp dịch vụ TPDN riêng lẻ

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
08:20 - 20/09/2022
Loạt công ty chứng khoán vi phạm cung cấp dịch vụ TPDN riêng lẻ
0:00 / 0:00
0:00
Chứng khoán Quốc tế Việt Nam, Chứng khoán Thành Công, Chứng khoán Tiên phong, Chứng khoán Everest, Chứng khoán KIS Việt Nam và Chứng khoán An Bình là những công ty bị cơ quan quản lý phạt do có sai phạm trong cung cấp dịch vụ TPDN riêng lẻ.

Bộ Tài chính trong cuộc Họp báo giới thiệu Nghị định số 65/2022/NĐ-CP (Nghị định 65) sửa đổi, bổ sung mới đây cho biết, từ tháng 10/2021 đến nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành tổng cộng 30 đoàn thanh, kiểm tra đối với 21 công ty chứng khoán và 9 tổ chức phát hành. Trong đó, có nội dung thanh, kiểm tra liên quan đến việc thuân thủ quy định tại Nghị định số 153.

Kết quả, đối với 21 công ty chứng khoán (gồm 7 công ty chứng khoán kiểm tra, thanh tra định kỳ và 14 công ty chứng khoán kiểm tra, thanh tra đột xuất), có 6 công ty chứng khoán có vi phạm liên quan đến việc cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.

Cụ thể, Công ty CP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VISecurities) cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán TPDN riêng lẻ, cung cấp dịch vụ đại lý lưu ký, chuyển nhượng TPDN riêng lẻ khi chưa được UBCKNN cấp phép, bị xử phạt 250 triệu đồng.

Công ty CP Chứng khoán Thành Công công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật về việc mua lại trái phiếu trước hạn, đã xử phạt 50 triệu đồng.

Công ty CP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) vi phạm quy định cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán TPDN.

Ba công ty chứng khoán khác là Chứng khoán Everest, Chứng khoán KIS Việt Nam và Chứng khoán An Bình bị kiểm tra đột xuất liên quan đến vụ việc Tân Hoàng Minh cũng phát hiện các hành vi vi phạm, không đảm bảo các thông tin trong hồ sơ chào bán hoặc phát hành trái phiếu riêng lẻ chính xác, có thể kiểm chứng được; đồng thời vi phạm các quy định về công bố thông tin.

UBCKNN đang tiến hành các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với 6 công ty nêu trên theo quy định.

Bên cạnh đó, đối với 5 công ty chứng khoán liên quan đến vụ việc Tân Hoàng Minh, UBCKNN đã trao đổi kết quả, tài liệu kiểm tra cho Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an.

Đối với 9 tổ chức phát hành trái phiếu thì có tới 8/9 tổ chức vi phạm. Trong đó, 2 tổ chức phát hành không phải công ty đại chúng vi phạm quy định tại Luật Chứng khoán. Cụ thể, Công ty CP Tập đoàn Apec Group và Công ty CP Tập đoàn VsetGroup chào bán trái phiếu ra công chúng nhưng không đăng ký với UBCKNN theo quy định. UBCKNN đã xử phạt 600 triệu đồng với mỗi doanh nghiệp trên và yêu cầu thu hồi trái phiếu phát hành, hoàn trả tiền mua trái phiếu cho nhà đầu tư nếu nhà đầu tư có yêu cầu.

Cùng với đó, 2 tổ chức phát hành không phải công ty đại chúng khác là Công ty CP Đầu tư thương mại Hồng Hoàng, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Bất động sản Seaside Homes kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Bộ Tài chính. Kết quả, 2 doanh nghiệp nêu trên vi phạm công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định của Nghị định 153, bị xử phạt 70 triệu đồng.

Bốn tổ chức phát hành là Công ty đại chúng thanh tra định kỳ vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin gồm: Công ty CP Công trình giao thông Đồng Nai, Công ty CP Tân Phú Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn Danh Khôi, Công ty CP Bất động sản và Đầu tư VRC). Bộ Tài chính đang xem xét xử lý theo quy định.

Ngoài ra, theo kết quả rà soát đối với nội dung đơn của nhà đầu tư, UBCKNN đã xử phạt Công ty CP Đầu tư Công nghiệp Việt Hưng vi phạm về công bố thông tin không đúng thời hạn.

Không thắt chặt thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Liên quan đến Nghị định 65 vừa ban hành, ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, có nhiều quy định nhằm tăng cường tính minh bạch của thị trường TPDN.

Trong đó, bổ sung quy định đối với một số trường hợp hồ sơ phát hành phải có xếp hạng tín nhiệm theo quy định Luật Chứng khoán. Hay quy định trường hợp chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân phải có hợp đồng ký với đại diện người chủ sở hữu trái phiếu; có xác nhận của ngân hàng thương mại về mở tài khoản mua trái phiếu.

Nhóm quy định thứ hai là liên quan đến yêu cầu đối với doanh nghiệp phát hành. Trong đó, bổ sung quy định doanh nghiệp phải mua lại trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành, công bố thông tin về khả năng; tài sản bảo đảm của trái phiếu phải được định giá…

Nhóm quy định thứ ba là nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư.

Theo ông Dương, với việc Chính phủ đã ban hành Nghị định 65 sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ đẩy mạnh kiểm tra, khi phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm minh với doanh nghiệp lách quy định của pháp luật để phát hành trái phiếu; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trên thị trường của tổ chức trung gian như công ty chứng khoán,...

Đại diện Bộ Tài chính cũng khẳng định việc ban hành Nghị định 65 không phải động thái thắt chặt mà là làm rõ việc giám sát thị trường. Với doanh nghiệp công khai thông tin ở cấp độ cao, đặc biệt là doanh nghiệp đại chúng, có tình hình tài chính tốt, công bố thông tin tốt vẫn huy động được vốn trên thị trường.

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.