Mở cửa trở lại 2 thị trường lao động trọng điểm Nhật Bản và Đài Loan

LAO ĐỘNG NHẬT BẢN
17:11 - 09/11/2021
Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản
0:00 / 0:00
0:00
Nhật Bản và Đài Loan đã có thông báo về việc mở cửa trở lại, tiếp nhận lao động nước ngoài trong đó có thực tập sinh và lao động Việt Nam từ tháng 11/2021.

Đối với Nhật Bản, bắt đầu từ 10h sáng (giờ Nhật Bản) ngày 08/11/2021, Bộ Ngoại giao Nhật Bản chính thức tiếp nhận hồ sơ đăng ký đối với một số đối tượng thuộc diện ưu tiên trong chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ, trong đó có thực tập sinh (TTS) và lao động Việt Nam.

Sau khi nhập cảnh, các công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn quản lý có trách nhiệm quản lý các hoạt động đi lại và cách ly của thực tập sinh. Các điều kiện phòng dịch theo thông báo của Chính phủ Nhật Bản bao gồm:

Đối với người đã được phòng ngừa đủ 2 mũi tiêm (ít nhất sau 14 ngày) bằng một trong 3 loại vaccine đã được phê duyệt ở Nhật Bản (Pfizer, Mordena, AstraZeneca) và có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính 72 giờ trước khi nhập cảnh, thời gian cách ly tại nhà đã được rút ngắn xuống còn 3 ngày sau khi nhập cảnh.

Đối với những người chưa tiêm phòng đầy đủ hoặc tiêm bằng các loại vaccine khác thì ngoài việc có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính 72 giờ trước khi nhập cảnh thì vẫn phải cách ly tại nhà 14 ngày sau khi nhập cảnh. (Có thể xét nghiệm sau 10 ngày âm tính thì được kết thúc thời gian cách ly)

Sau thời gian cách ly có kết quả xét nghiệm PCR âm tính, người lao động sẽ được di chuyển tới nơi làm việc dưới sự giám sát của đơn vị sử dụng lao động và nghiệp đoàn quản lý về hành vi sử dụng phương tiện công cộng, ra ngoài, ăn uống bên ngoài và làm việc theo kế hoạch đã được đăng ký với cơ quan chức năng của Nhật bản thì mới được chấp nhận nhập cảnh.

Về số lượng nhập cảnh, Bộ Tư Pháp Nhật Bản đưa ra hướng dẫn sơ bộ về đối tượng TTS được nhập cảnh theo lộ trình: Trong tháng 11/2021, chỉ nhận hồ sơ xin nhập cảnh đối với TTS được cấp tư cách lưu trú trong khoảng thời gian từ 01/01/2020 đến 30/06/2020.

Trong tháng 12/2021, nhận hồ sơ TTS được cấp tư cách lưu trú trong khoảng từ 01/01/2020 đến 31/12/2020. Trong tháng 01/2022, nhận hồ sơ TTS được cấp tư cách lưu trú trong khoảng từ 01/01/2020 đến 31/12/2021. Từ tháng 02/2022, tuỳ tình hình kiểm soát dịch bệnh sẽ cho nhận hồ sơ toàn bộ

Hiện Chính phủ Nhật Bản tạm thời cho phép 3.500 người nhập cảnh/ngày, dự kiến cuối tháng 11 sẽ xem xét nâng lên 5.000 người/ngày.

Các cơ quan chức năng Nhật Bản cho biết sẽ tiếp tục đưa ra hướng dẫn mới cho TTS nhập cảnh trong thời gian tới tuỳ vào tình hình.

Lao động Việt Nam ở Đài Loan

Lao động Việt Nam ở Đài Loan

Đối với thị trường Đài Loan, theo thông tin từ Ban quản lý lao động Việt Nam tại Đài Bắc, Đài Loan đã có thông báo về việc mở cửa trở lại tiếp nhận lao động nước ngoài trong tháng 11/2021 và dự kiến sẽ tạm thời tiếp nhận cho đến tháng 12/2021 phụ thuộc vào việc các nước cung ứng lao động đáp ứng các điều kiện phòng dịch mà Đài Loan đề nghị.

Điều kiện phòng dịch mà phía Đài Loan đề nghị các nước cung ứng lao động phối hợp thực hiện bao gồm:

Các doanh nghiệp dịch vụ có kế hoạch phòng dịch được cơ quan chủ quản ở các nước cung ứng lao động thông qua bằng văn bản để cơ quan chức năng Đài Loan có căn cứ thẩm tra và cấp thị thực.

Nước cung ứng lao động sẽ cung cấp danh sách các cơ sở thực hiện xét nghiệm PCR cho người lao động, tối đa là 50 cơ sở và phải được sự đồng ý của CDC Đài Loan.

Cơ quan chủ quản đôn đốc, chỉ đạo doanh nghiệp dịch vụ thực hiện kế hoạch phòng dịch trong quá trình người lao động tham gia đào tạo như xét nghiệm PCR, thực hiện giãn cách và phải cách ly, xét nghiệm trước khi xuất cảnh.

Đài Loan dự kiến sẽ áp dụng hệ thống thang điểm đánh giá mức độ ưu tiên lao động nước ngoài nhập cảnh dựa trên tình trạng tiêm vaccine của người lao động, tình hình kiểm soát dịch bệnh tại quốc gia cung ứng lao động và điều kiện phòng dịch của người sử dụng lao động Đài Loan sau khi người lao động nhập cảnh.

Để chuẩn bị tiếp nhận trở lại lao động nước ngoài, cơ quan chức năng Đài Loan đã dự thảo mẫu kế hoạch phòng dịch để tham vấn các quốc gia cung ứng lao động.

Tin liên quan

Đọc tiếp