MoMo thành kì lân thứ 3 của Việt Nam với mức định giá hơn 2 tỉ USD

Fintech MoMo
11:46 - 21/12/2021
MoMo thành kì lân thứ 3 của Việt Nam với mức định giá hơn 2 tỉ USD
0:00 / 0:00
0:00
Công ty M Service, nhà điều hành ứng dụng thanh toán di động MoMo tại Việt Nam đã vượt mức định giá 2 tỷ USD sau khi nhận được khoản đầu tư 200 triệu USD từ các nhà đầu tư, trong đó lớn nhất là Ngân hàng Mizuho Nhật Bản.

Trong vòng gọi vốn Series E của MoMo, doanh nghiệp này cho biết đã nhận được một khoản đầu tư trị giá tổng cộng 200 triệu USD. Ngoài Mizuho là nhà đầu tư lớn nhất, các quỹ đầu tư khác như Ward Ferry Management cùng Goodwater Capital LLC và Kora Management cũng tham gia đầu tư vào MoMo.

Trong một cuộc phỏng vấn, đồng tổng giám đốc startup MoMo Nguyễn Mạnh Tường cho biết, khoản đầu tư mới nhất này giúp công ty đạt mức định giá hơn 2 tỷ USD. Vì vậy, MoMo chính thức trở thành thành kì lân công nghệ thứ 3 của Việt Nam sau VNG và VNLIFE (sở hữu ví điện tử VnPay).

Trước đó, những nguồn tin thân cận cho biết kì lân fintech này đã huy động được hơn 100 triệu USD trong vòng gọi vốn Series D vào đầu năm nay. Tuy nhiên, ông Tường cho biết MoMo hiện không có kế hoạch IPO trong vài năm tới. Thay vào đó, công ty sẽ tập trung vào việc củng cố vị thế thị trường và cải thiện sản phẩm của mình.

Khoản đầu tư này mới cũng sẽ được MoMo sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Theo ông Tường, doanh nghiệp có dự định mở rộng kinh doanh tại vùng nông thôn, bắt đầu với dịch vụ thanh toán hóa đơn. Số tiền này cũng sẽ được MoMo sử dụng nhằm đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ, hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cho các hoạt động mua bán và sáp nhập.

Đồng Tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Tường nhận định thử thách lớn nhất khi đầu tư tại nông thôn là niềm tin. Nếu muốn mở rộng việc kinh doanh tại khu vực này, doanh nghiệp sẽ cần đầu tư thời gian và tiền bạc để hướng dẫn người sử dụng”.

Ông Nguyễn Mạnh Tường (áo trắng) - Đồng Tổng giám đốc MoMo và ông Nguyễn Bá Diệp - Đồng sáng lập và Phó chủ tịch HĐQT MoMo. Ảnh: MoMo

Ông Nguyễn Mạnh Tường (áo trắng) - Đồng Tổng giám đốc MoMo và ông Nguyễn Bá Diệp - Đồng sáng lập và Phó chủ tịch HĐQT MoMo. Ảnh: MoMo

Việc siết chặt các chính sách hạn chế đi lại trong năm nay nhằm kiểm soát dịch bệnh đã khiến cho doanh số bán vé xem phim và dịch vụ du lịch giảm mạnh. Tuy vậy, doanh thu của MoMo vẫn tăng gần gấp đôi. Thậm chí nhờ có dịch bệnh mà xu hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các nền tảng kĩ thuật số còn gia tăng. MoMo cũng là một bên hưởng lợi từ xu thế này khi số lượng người dùng của app tăng lên mức 31 triệu từ con số 23 triệu 2020.

Thị trường công nghệ của Việt Nam cũng đang phát triển nhanh chóng và thu hút được sự chú ý của nhiều doanh nghiệp lớn như Alibaba và Warburg. Theo báo cáo tháng 8 của Facebook và Bain & Co, Việt Nam được dự đoán sẽ có 53 triệu người tiêu dùng trực tuyến vào cuối năm. Tốc độ tăng trưởng về người dùng kĩ thuật số này cao thứ hai tại Đông Nam Á và chỉ xếp sau Indonesia. Chính phủ cũng đặt ra mục tiêu 80% dân số có tài khoản thanh toán trực tuyến vào năm 2025. Ngoài ra, Đại hội Đảng toàn quốc cũng đang hướng tới nền kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030.

MoMo ra đời vào năm 2010 với tư cách là một ứng dụng thẻ SIM cho phép mọi người chuyển tiền và mua thẻ cào điện thoại di động và thẻ game. Vào năm 2014, doanh nghiệp này đã xây dựng một ví điện tử trên điện thoại thông minh. Hiện nay, MoMo đã mở rộng thành một siêu ứng dụng với một loạt các dịch vụ từ xử lý các khoản thanh toán bảo hiểm, quyên góp đến cung cấp thị trường đầu tư.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.