Mỹ chỉ trích Trung Quốc và Nga vắng bóng tại COP26

COP26 hoa kỳ
12:07 - 03/11/2021
Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ngày 1/11. Ảnh: CNN
Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ngày 1/11. Ảnh: CNN
0:00 / 0:00
0:00
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua chỉ trích Trung Quốc và Nga không thể hiện vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, khi lãnh đạo cả hai nước đều không tới dự hội nghị COP26 ở Scotland.

Phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh COP26 ngày 2/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, sự hiện diện của ông tại sự kiện ở Glasgow cho thấy “nước Mỹ đã trở lại” sau cách tiếp cận chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trên hết” của cựu Tổng thống Donald Trump.

“Sai lầm lớn” của Trung Quốc

Trước khi rời Hội nghị thượng đỉnh Khí hậu COP26 tại Glasgow, Scotland, Người đứng đầu Nhà Trắng nói với phóng viên: “Thực tế là Trung Quốc đang cố khẳng định vai trò mới trên thế giới với tư cách là một nhà lãnh đạo toàn cầu, nhưng họ lại không xuất hiện”.

“Đây là một vấn đề lớn mà họ thì không tới dự. Tại sao có thể cư xử như vậy rồi tuyên bố có khả năng lãnh đạo? Thành thật mà nó, việc Trung Quốc không xuất hiện là một sai lầm lớn. Cả thế giới nhìn vào Trung Quốc và tự hỏi rằng họ đang mang lại giá trị gì?”, Tổng thống Mỹ nói thêm.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đứng đầu quốc gia có lượng phát thải carbon lớn nhất thế giới hiện nay, đã không có chuyến công du nước ngoài nào kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát năm 2020.

Bình luận gay gắt của ông Biden được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang tìm cách cải thiện quan hệ ngoại giao do căng thẳng về một số vấn đề, bao gồm Đài Loan và nhân quyền.

Ông Biden chỉ trích Trung Quốc và Nga không thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters

Ông Biden chỉ trích Trung Quốc và Nga không thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters

Nga “im lặng khi đang cháy”

Tổng thống Mỹ Joe Biden thậm chí còn tỏ thái độ gay gắt hơn khi chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin, người từng gặp ông tại Thụy Sĩ hồi tháng 6, vì đã không tham dự COP26. Nga hiện là quốc gia phát thải carbon lớn thứ tư trên thế giới.

“Lãnh thổ của ông ấy đang cháy theo nghĩa đen. Ông ấy đang đối mặt những vấn đề nghiêm trọng về khí hậu nhưng lại im lặng, không sẵn sàng làm bất cứ điều gì”, ông Biden đề cập trực tiếp đến người đồng cấp Nga.

Tuy nhiên, phía Nga đã thông qua một chiến lược khí hậu dài hạn của chính phủ vào đầu tuần này, nhằm mục tiêu trung hòa carbon đến năm 2060. Moscow cũng đã bác bỏ những cáo buộc trước đó của Mỹ cho rằng họ đã không hành động đủ nhằm ngăn biến đổi khí hậu.

“Nước Mỹ đã trở lại”

Tại hội nghị COP26 vừa qua, tổng thống Mỹ đã thúc đẩy hành động chống biến đổi khí hậu, cam kết nước Mỹ sẽ cắt giảm khí thải carbon bằng 0 vào năm 2050. Đây là động thái trái ngược với cựu tổng thống Donald Trump, người đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về khí hậu.

Ông nhủ Nhà Trắng tuyên bố: “Tôi nghĩ mình không nên đưa ra lời xin lỗi nhưng thực sự, tôi phải xin lỗi cho thực tế rằng Mỹ dưới thời chính quyền trước đã rời khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Cuộc gặp của chúng ta tại Glasgow hôm nay không phải kết thúc một hành trình mà đây mới chỉ là vạch xuất phát. Chúng ta có các công cụ lẫn tài nguyên nên cần phải đưa ra những lựa chọn”.

Trài với chính quyền tiền nhiệm, Tổng thống Biden khẳng định nước Mỹ sẽ không đi sau trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu mà sẽ thể hiện vai trò dẫn dắt. Theo đó những cam kết khí hậu của Mỹ sẽ không chỉ dừng ở lời nói mà được thể hiện bằng hành động. Ông tin rằng Mỹ có thể hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 giảm từ 50 đến 52% lượng khí phát thải so với thống kê năm 2005.

COP là Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, được thường niên tổ chức trong khuôn khổ Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) từ năm 1995. Đây là nơi họp chính thức của đai diện các bên tham gia UNFCCC, nhằm đánh giá quá trình đương đầu với biến đổi khí hậu, thảo luận về những mục tiêu khí hậu cũng như tiến trình giảm phát thải.

COP26 năm nay diễn ra từ 31/10 tới 12/11, với sự tham gia của gần 200 quốc gia trên thế giới và mục đích đi đến thỏa thuận cuối cùng về cam kết cải thiện khí hậu Trái Đất, cắt giảm lượng khí CO2 và khí thải khác từ đốt nhiên liệu hóa thạch, nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu.

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.