Nhà ở xã hội rất cần một chính sách quyết liệt

bđs Việt nAM
10:11 - 18/12/2021
Nhà ở xã hội "vắng bóng" trên thị trường
Nhà ở xã hội "vắng bóng" trên thị trường
0:00 / 0:00
0:00

Thị trường bất động sản hiện tập trung vào phân khúc nhà cao cấp, nhà dưới 20 triệu đồng/m2 vắng bóng trên thị trường, đặc biệt là tại Hà Nội và TP.HCM. Những người thu nhập thấp, công nhân lao động rất khó tiếp cận nhà ở.

Tại Hội nghị bất động sản Việt Nam (VRES 2021) ngày 17/12, ông Huỳnh Phước Nghĩa Phó viện trưởng Viện đổi mới sáng tạo trường đại học kinh tế TP.HCM chia sẻ: Vấn đề về nhà ở xã hội trước tiên phải nhìn từ vai trò chỉ đạo và điều chỉnh an sinh xã hội của Nhà nước, chính sách của Nhà nước và quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội. Bên cạnh đó cơ chế phát triển loại hình nhà ở này vẫn chưa hấp dẫn với các doanh nghiệp dù nhu cầu rất lớn.

Hội nghị bất động sản Việt Nam (VRES 2021)

Hội nghị bất động sản Việt Nam (VRES 2021)

Theo quan điểm của ông Nghĩa, đây phải là câu chuyện nhìn từ góc độ an sinh xã hội và rất cần có những chính sách quyết liệt của Nhà nước kết hợp với doanh nghiệp. Nên có một quỹ giống như quỹ tín thác để phát triển mô hình nhà ở này. Nhà ở xã hội cũng phải gắn liền với nhu cầu của người lao động, thuận tiện cho việc sinh sống đi lại của người dân.

Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV cho biết, Chính phủ cũng đã nhận diện được những bất cập trong vấn đề nhà ở xã hội và sẽ có một gói hỗ trợ tín dụng 60-65.000 tỷ để đầu tư cho phát triển nhà ở, trong đó chủ yếu tập trung vào phát triển nhà ở giá trung bình, cho người thu nhập thấp và nhà ở xã hội. Đây là một "cú hích" rất quan trọng.

Hiện các bộ, ngành đang chuẩn bị hoàn thành chiến lược nhà ở trong 10 năm, trong đó phân khúc nhà cấp trung và nhà ở cho người thu nhập thấp rất được chú trọng.

"Đặc biệt, sắp tới trong quy định về khu công nghiệp là phải gắn với nhà ở cho công nhân và những dịch vụ đi kèm. Phát triển nhà ở xã hội cần sự hợp tác của cả ba phía là Chính phủ, địa phương và doanh nghiệp chứ không riêng gì Chính phủ" ông Lực thông tin thêm.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, việc giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh/thành phố tiếp tục diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước đã tác động tiêu cực đến quá trình giao dịch bất động sản trên địa bàn.

Đáng chú ý, trên thị trường căn hộ có mức giá 25-30 triệu đồngm2 hầu như không xuất hiện tại các khu vực trung tâm các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Sản phẩm chủ đạo trên thị trường vẫn là các căn hộ phân khúc trung cấp, giá 30-50 triệu đồng/m2.

Đối với nhà ở riêng lẻ, giá rao trong các dự án tại nhiều địa phương có tăng nhưng không nhiều (1-2%). Tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hầu như không có dự án mở bán và giao dịch. Một số dự án tại trung tâm các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh giá dao động từ 30 – 50 triệu đồng/m2.

Theo Bộ Xây dựng lũy kế của sự tăng giá liên tục làm cho giá các loại căn hộ thay đổi đáng kể. Có những dự án, căn hộ trước đây thuộc phân khúc bình dân thì nay đã có mức giá thuộc phân khu trung cấp, vượt khả năng chi trả của người dân có thu nhập thấp tại các đô thị lớn.

Tin liên quan

Đọc tiếp