NHNN: Hài hòa mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng và giữ an toàn hệ thống

NGÂN HÀNG Việt nAM
14:02 - 10/05/2023
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà
0:00 / 0:00
0:00
Lãnh đạo NHNN nhấn mạnh, chính sách tiền tệ cùng lúc hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn, vừa đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng trong khi vẫn phải đảm bảo nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn.

Sáng 10/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức Diễn đàn Toàn cảnh Ngân hàng năm 2023 với chủ đề "Điều hành chính sách tiền tệ trước biến số kinh tế toàn cầu".

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, tình hình vĩ mô năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 biến động nhanh và mạnh nhất trong nhiều thập kỷ. Những tháng đầu năm 2023, nhiều quốc gia đối mặt với rủi ro suy thoái kinh tế kèm lạm phát cao, thương mại toàn cầu giảm, khủng hoảng tại một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu tiếp tục đặt ra thách thức cho điều hành chính sách tiền tệ trên toàn thế giới.

Phó Thống đốc cho rằng, trong bối cảnh môi trường quốc tế biến động phức tạp, khó lường, là một nền kinh tế nhỏ có độ mở lớn như Việt Nam, nội tại còn nhiều khó khăn thách thức, công tác điều hành chính sách tiền tệ, nhất là điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng gặp rất nhiều khó khăn để xử lý hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau.

Hài hòa giữa hỗ trợ nền kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng

Nhấn mạnh mục tiêu xuyên suốt là điều hành chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cũng cho biết, chính sách tiền tệ cùng lúc xử lý hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn như: Làm sao để vừa hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch mà vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá cả, lạm phát toàn cầu tăng cao; vừa giảm áp lực mất giá mạnh của đồng Việt Nam mà vẫn phải giữ ổn định mặt bằng lãi suất; vừa đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng trong khi vẫn phải đảm bảo nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, đồng thời triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn.

Đồng thời, tiếp tục triển khai quyết liệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025"; tăng cường khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, qua đó bảo đảm thị trường tiền tệ, ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, thông suốt, bền vững.

Thời gian tới, NHNN điều hành tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường, can thiệp thị trường khi cần thiết, phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng 14-15% cả năm 2023; chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà

Phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Cũng tại diễn đàn, gợi ý chính sách tài khóa và tiền tệ 2023-2024, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, từ đầu năm đến nay, VND đã tăng giá 0,7-0,8%, cơ bản cả năm sẽ ổn định, nếu mất giá thì chỉ khoảng 0,5-1%. Về tín dụng, năm nay, NHNN đặt mục tiêu tín dụng tăng 14% song khả năng tăng trưởng tín dụng thực tế sẽ thấp hơn.

Theo vị chuyên gia này, đáng lo nhất hiện nay là nợ xấu đang có dấu hiệu tăng nhanh, dự kiến khoảng 2,5% cuối năm nay. Thông tư 02/2023/TT-NHNN vừa được ban hành sẽ làm tốc độ tăng nợ xấu chậm lại năm nay, tuy nhiên, nợ xấu vẫn trong tầm kiểm soát do năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng hiện nay đã tốt hơn nhiều giai đoạn trước. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu chung toàn hệ thống hiện đã lên tới 125%.

Để nền kinh tế phục hồi, theo TS. Cấn Văn Lực, bài toán lớn nhất năm nay là phải quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Riêng chính sách tiền tệ, theo ông Lực, năm nay phải đa mục tiêu hơn, vì ngoài mục tiêu thông thường còn phải "gánh" mục tiêu ổn định hệ thống tiền tệ trong bối cảnh thế giới rất bất ổn. Chuyển trạng thái từ chặt chẽ, thận trọng sang "nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng". Giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, hỗ trợ thanh khoản, đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng,...

Đối với chính sách tài khoá, ông Lực nhìn nhận sẽ tiếp tục là chủ lực. Do đó, cần nới lỏng, có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục chính sách giãn hoãn, giảm thuế, phí; phối hợp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, Chương trình phục hồi 2022-2023.

Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ cần phối hợp chặt chẽ nhằm kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, ổn định tiền tệ - tài chính, phát triển thị trường chứng khoán,hoàn thiện thể chế hệ thống tài chính...

TS. Cấn Văn Lực

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.