Những tên tuổi khoa học hàng đầu thế giới hội tụ tại Giải thưởng VinFuture

VinFuture Việt nAM
10:37 - 19/01/2022
Những tên tuổi khoa học hàng đầu thế giới hội tụ tại Giải thưởng VinFuture
0:00 / 0:00
0:00
Từ 18-21/1, các chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học – công nghệ hội tụ hội tại Việt Nam trong Tuần lễ Khoa học VinFuture, tham gia hội đồng giải thưởng Vinfuture lần thứ nhất vốn được đánh giá là có "đẳng cấp quốc tế hàng đầu" hiện nay.

Tuần lễ Khoa học VinFuture, nằm trong chuỗi sự kiện lễ trao giải VinFuture lần thứ I được diễn ra từ ngày 18 - 21/01/2022 tại Hà Nội.

Những tinh hoa khoa học – công nghệ

Quỹ VinFuture đã mời được những tên tuổi lớn trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ của thế giới tham gia Hội đồng Giải thưởng VinFuture. Trong đó nổi bật có vị giáo sư được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ - Sir Richard Henry Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture.

Ông là nhà khoa học Vật lý tại Đại học Cambridge (Anh), là một trong các nhà vật lý có ảnh hưởng nhất thế giới với hơn 20 bằng sáng chế, 164.623 trích dẫn khoa học trong các công bố khoa học uy tín trên thế giới và là tác giả/đồng tác giả của hơn 1.000 ấn phẩm khoa học. Đặc biệt, ông còn là chủ nhân giải Millennium Technology 2010 - giải thưởng công nghệ uy tín được đánh giá ngang với giải Nobel.

Giáo sư Sir Richard Friend - Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture.
Giáo sư Sir Richard Friend - Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture.

Một tên tuổi lớn khác trong Hội đồng là GS. Gérard Mourou, chủ nhân Giải Nobel Vật lý 2018 với phát minh về kỹ thuật điện và laser. Năm 2018, ông cùng với đồng nghiệp (GS. Donna Strickland) phát minh ra công nghệ khuếch đại xung laser cực ngắn (CPA). Công trình sáng tạo của ông đã được ứng dụng trong phẫu thuật mắt và dự kiến sẽ có tác động đáng kể đến liệu pháp điều trị ung thư và các nghiên cứu vật lý khác trong tương lai.

Ngoài ra, Hội đồng Giải thưởng VinFuture còn có sự góp mặt của GS. Michael Porter, nhà kinh tế học đang làm việc tại Trường Kinh doanh Harvard, cha đẻ học thuyết "chiến lược cạnh tranh toàn cầu"; GS Leslie Valiant, Đại học Harvard, một nhà khoa học máy tính và nhà lý thuyết tính toán người Mỹ gốc Anh, nổi tiếng với công trình nghiên cứu về khoa học máy tính lý thuyết; Tiến sĩ Xuedong David Huang, nhà nghiên cứu về nhận diện giọng nói, xử lý ngôn ngữ và dịch máy hàng đầu trên thế giới; Giáo sư - Sir Kostya S.Novoselov FRS thuộc Đại học Manchester và Đại học Quốc gia Singapore,...

Hội đồng Giải thưởng VinFuture hội tụ những tên tuổi nhà khoa học hàng đầu thế giới.

Hội đồng Giải thưởng VinFuture hội tụ những tên tuổi nhà khoa học hàng đầu thế giới.

Đại diện cho các nhà khoa học nữ tại Hội đồng Giải thưởng VinFuture có GS. Jennifer Tour Chayes, Phó trưởng Khoa Máy tính, Khoa học Dữ liệu và Xã hội, Trưởng khoa Thông tin của trường Đại học California, giáo sư tại trường UC Berkeley, cũng là một tên tuổi nổi tiếng trong giới khoa học toàn cầu.

Trong suốt 23 năm, GS. Chayes giữ cương vị Giám đốc điều hành của Microsoft Research New England ở Cambridge, Massachusetts; Microsoft Research ở New York, Microsoft Research ở Montreal – cả ba trung tâm nghiên cứu này đều do chính bà thành lập. Bà là tác giả của hơn 140 bài báo khoa học và đồng phát minh khoảng 30 bằng sáng chế.

Trong khi đó, GS. Pascale Cossart được đánh giá là nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học tế bào. Bà đã đóng góp đáng kể cho kho tàng tri thức y sinh của nhân loại bằng các phân tích quá trình và cách vi khuẩn lây nhiễm và tồn tại bên trong tế bào chủ. Hiện bà đang là Giáo sư Danh dự và Trưởng khoa Tế bào của Viện Pasteur (Paris, Pháp).

Đặc biệt, trong số các nhà khoa học tham gia Hội đồng Giải thưởng VinFuture có 2 nhà khoa học người Việt Nam nổi tiếng thế giới đó là GS. Vũ Hà Văn và GS. Đặng Văn Chí.

GS. Vũ Hà Văn - một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam - là nhà toán học và khoa học dữ liệu tại Đại học Yale, Mỹ, đồng thời là Giám đốc Khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn (Tập đoàn Vingroup). Ông đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc và được bầu làm thành viên danh dự của Hiệp hội Toán học Mỹ và Hiệp hội Toán học thống kê.

GS. Đặng Văn Chí là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khoa học của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, Giám đốc Khoa học, đồng thời là Tổng Biên tập Tạp chí nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu ung thư Ludwig. Ông là nhà khoa học nghiên cứu về ung thư và nhà huyết học-ung thư học nổi tiếng toàn cầu.

TS. Katalin Kariko là khách mời đặc biệt của Tuần lễ Khoa học VinFuture.

TS. Katalin Kariko là khách mời đặc biệt của Tuần lễ Khoa học VinFuture.

Tại lễ trao giải năm nay của VinFuture còn có sự góp mặt của vị khách mời đặc biệt, TS. Katalin Kariko, đến từ Công ty Công nghệ sinh học BioNTech SE (Đức). Bà là "người hùng thầm lặng" đứng sau hai vaccine mRNA chống Covid-19 là Pfizer-BioNTech và Moderna. Hai loại vaccine trên đã được phát triển với tốc độ nhanh kỷ lục - chỉ vài tháng - dựa trên chính thành quả nghiên cứu mà TS. Kariko kiên trì theo suốt nhiều chục năm.

Đây là “vũ khí” góp phần bảo vệ mạng sống cho hàng tỷ người trên thế giới. Thành tựu đột phá mang lại cho TS. Kariko giải thưởng Breakthrough danh giá năm 2021. Bà đồng thời được tạp chí uy tín Time bình chọn là "Người hùng của năm" và Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới 2021.

Nhân tố con người trong giải thưởng khoa học

Diễn ra trong những ngày đầu tiên của năm mới 2022, Tuần lễ Khoa học VinFuture được đánh giá là một trong những sự kiện quan trọng nhất của cộng đồng khoa học, công nghệ toàn cầu, nơi quy tụ những tinh hoa khoa học – công nghệ của thế giới đương đại.

GS. Jennifer Tour Chayes (Đại học California, Berkeley), thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture chia sẻ, yếu tố con người đã tạo nên sự khác biệt của VinFuture và thuyết phục bà tham gia. Trong khi nhiều giải thưởng trên thế giới thường chỉ có xu hướng tập trung vào tác động về mặt khoa học thì VinFuture đặt thêm tiêu chí quan trọng là khả năng tác động tới con người.

Ảnh tác giả

“Giải thưởng VinFuture đang ở vị thế tiên phong. Đây là giải thưởng lớn đầu tiên tập trung vào tác động đến nhân loại một cách rõ ràng, vinh danh những nghiên cứu khoa học hay sáng kiến công nghệ có thể tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho con người. Đây là giải thưởng ở cùng đẳng cấp với giải Nobel, Thiên niên kỷ hay Turing”.

Giáo sư Jennifer Tour Chayes

Theo GS. Nguyễn Thục Quyên, Đại học California (Mỹ), đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo VinFuture, các nghiên cứu khoa học trong Lễ trao giải năm nay có thể mang lại lợi ích cho hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ người.

"Công trình chắc chắn sẽ còn tiếp tục tạo ra giá trị lớn cho nhân loại trong tương lai. Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình xuất sắc, từng được đề cử ở các giải thưởng quốc tế danh giá, đưa VinFuture sánh ngang các giải thưởng lâu đời và uy tín nhất thế giới", GS. Nguyễn Thục Quyên chia sẻ.

Ngay trong năm đầu tiên, VinFuture đã tiếp nhận tới gần 600 dự án đến từ hơn 60 quốc gia và 6 châu lục. Trong đó, gần 100 dự án đến từ các nhà khoa học nằm trong top 2% được trích dẫn nhiều nhất thế giới và nhiều người trong số đó đã từng nhận được các giải thưởng cao quý như Nobel, Breakthrough, Giải Tang, Giải Japan Prize…

Diễn ra từ ngày 18 đến 21-1, Tuần lễ Khoa học VinFuture bao gồm nhiều sự kiện, trong đó tâm điểm là Lễ trao giải thưởng VinFuture được tổ chức vào tối 20/01 tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.