Phát triển liên kết vùng để khai thác tiềm năng Đồng bằng sông Hồng

Thái bình Liên kết vùng
11:22 - 30/03/2023
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 30/3, tại TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình), Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Thái Bình đồng chủ trì và tổ chức hội thảo với chủ đề “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ - tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp”.

Hội thảo là diễn đàn để các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trao đổi, thảo luận nhằm đưa ra những giải pháp cũng như tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách với Chính phủ để triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Đây là địa bàn quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước với hạt nhân là Thủ đô Hà Nội; có vai trò là 1 trong 2 “đầu tàu” kinh tế, động lực phát triển hàng đầu của cả nước với 3 cực tăng trưởng là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, phát triển liên kết vùng là một chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của các vùng và các địa phương trong cả nước, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Trong những năm qua một số địa phương trong Vùng đồng bằng Sông Hồng đã có sự phát triển bứt phá, trở thành điểm sáng trong vùng và cả nước, điển hình là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại hội thảo.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại hội thảo.

Hạ tầng thương mại phát triển khá với sự gia tăng nhanh của các loại hình thương mại hiện đại như thương mại điện tử, các siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, góp phần làm thay đổi diện mạo ngành thương mại của vùng và cả nước.

Tăng trưởng kinh tế bình quân của vùng giai đoạn 2005 - 2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước và chiếm 29,4% GDP cả nước; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 31,4% tổng vốn FDI cả nước.

Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại.

Cần tập trung phát triển mạng lưới logistics, phát huy tối đa lợi thế vùng

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, bên cạnh những mặt thuận lợi, tính liên kết vùng nhìn chung vẫn còn có những hạn chế. Các công trình, dự án liên kết vùng mới tập trung ở các dự án hạ tầng do ngân sách từ trung ương đầu tư.

Các hoạt động liên kết, hợp tác giữa các địa phương còn chưa rõ nét và chưa được triển khai đẩy mạnh và chưa có cơ chế chính thức về liên kết vùng riêng; không gian và địa bàn liên kết còn mang tính tự phát giữa một số địa phương. Đặc biệt các vấn đề, nội dung liên quan đến liên kết ngoại vùng hầu như chưa có.

Thực tiễn cho thấy sự cần thiết của việc tập trung thu hút đầu tư phát triển mạng lưới logistics, chợ đầu mối, các trung tâm trung chuyển và kho vận hiện đại, thông minh gắn với các cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh để phát huy tối đa lợi thế vùng.

Từ đó, đưa vùng Đồng bằng sông Hồng thành đầu mối giao thông, cửa ngõ chuyển tiếp giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng trung du, miền núi phía Bắc tạo luồng lưu chuyển hàng hóa, thúc đẩy giao thương nội vùng, liên vùng và quốc tế.

Toàn cảnh cuộc hội thảo.

Toàn cảnh cuộc hội thảo.

Đồng thời, cần có các giải pháp đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, hình thành các sàn giao dịch hàng hóa và các cụm, khu vực hội chợ triển lãm quy mô lớn; tận dụng tối đa các cơ hội của các hiệp định thương mại tự do đã ký kết để thu hút đầu tư, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuyển đổi xuất khẩu xanh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Hội thảo diễn ra với 2 phiên gồm Phiên 1: Để đồng bằng sông Hồng là vùng động lực tăng trưởng của cả nước và Phiên 2: Liên kết phát triển kinh tế vùng từ chuỗi sản xuất, thương mại và dịch vụ.

Trên cơ sở phân tích, làm rõ thực tiễn liên kết vùng và ngoại vùng, tại hội thảo, các đại biểu sẽ tập trung trao đổi, đi sâu phân tích, làm rõ một số nội dung gồm nhận diện thách thức và thời cơ phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng.

Đề xuất những giải pháp thúc đẩy phát triển hạ tầng (bao gồm hạ tầng giao thông) phục vụ phát triển thương mại; những giải pháp thúc đẩy liên kết thương mại dịch vụ phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

Tăng cường liên kết để có chiến lược phát triển kinh tế vùng từ chuỗi sản xuất, thương mại và dịch vụ trên cơ sở thế mạnh của từng địa phương. Xây dựng giải pháp liên kết vùng hướng tới xuất khẩu xanh, phát triển bền vững và xây dựng kinh tế tuần hoàn.

Tin liên quan

Đọc tiếp