Phú Mỹ Hưng báo lãi giảm sâu, tổng nợ hơn 19.000 tỷ đồng

bđs Phú Mỹ Hưng
10:46 - 08/09/2023
Công viên Hồ Bán Nguyệt bên trong Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
Công viên Hồ Bán Nguyệt bên trong Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
0:00 / 0:00
0:00
Trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm, chủ đầu tư khu đô thị bậc nhất Sài thành cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính gửi HNX của Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng cho thấy, doanh nghiệp mang về 644 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm.

So với số lãi 2.672 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái thì mức sụt giảm lên tới 76%. Tỷ suất ROE tụt xuống 5%, so với mức vượt trội 18% của 6 tháng đầu năm ngoái và 25% của năm 2022.

Tại thời điểm 30/6/2023, vốn chủ sở hữu của Phú Mỹ Hưng đạt 13.818 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,38, tương ứng tổng nợ hơn 19.000 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu hơn 8.000 tỷ đồng. Tổng tài sản của doanh nghiệp là gần 33.000 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Dữ liệu từ HNX cho thấy, giai đoạn 2019-2020, Phú Mỹ Hưng phát hành 3 lô trái phiếu tổng trị giá 2.000 tỷ đồng với lãi suất 7,15-8,8%/năm, đáo hạn năm 2016. Công ty còn phát hành 3 lô trái phiếu quốc tế trong giai đoạn 2020-2021 với tổng trị giá 305 triệu USD (hơn 7.000 tỷ đồng), lãi suất 1,43-2,58%/năm, đáo hạn từ năm 2025 đến 2027.

Theo báo cáo tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên 2023, Phú Mỹ Hưng đã mua lại hơn 600 tỷ đồng trái phiếu phát hành trong nước. Trong 6 tháng, công ty phải trả gần 60 tỷ đồng tiền lãi.

Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng được thành lập từ năm 2008, tiền thân là liên doanh giữa Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Công ty Phú Mỹ Hưng Asia Holdings. Người đại diện pháp luật là ông Tseng Fan Chih, quốc tịch Trung Quốc. Ông này cũng là đại diện pháp luật của nhiều doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Phát triển Phú Hưng Khang, Công ty TNHH Phát triển Phú Thế Vượng, CTCP Phát triển Phú Hưng Thái, CTCP Bất động sản VRC Sài Gòn…

Dấu ấn làm nên tên tuổi Phú Mỹ Hưng chính là đại đô thị cùng tên thuộc Quận 7, phía Nam Sài Gòn. Cách đây 30 năm, nơi đây từng là một khu đầm lầy hoang vu. Sau khi có sự đầu tư của Phú Mỹ Hưng thì chuyển mình trở thành một khu đô thị khang trang, sôi động.

Toàn bộ khu đô thị Phú Mỹ Hưng được quy hoạch trên diện tích 2.600 ha. Hiện tại, Phú Mỹ Hưng đang khai thác và phát triển 5 cụm đô thị với tổng diện tích hơn 600 ha, bao gồm: Khu A – Trung tâm đô thị mới có diện tích 409 ha; Khu B (95ha) – Khu Làng Đại học; Khu C (46ha) – Khu Trung tâm Kỹ thuật cao; Khu D (85ha).

Những khu còn lại đang chuẩn bị khai thác là Làng đại học (Khu B), Trung tâm kỹ thuật cao (Khu C), Trung tâm Lưu thông Hàng hóa II (Khu E) và Trung tâm Lưu thông Hàng hóa I (Khu D).

Năm 2022, Phú Mỹ Hưng báo lãi sau thuế đạt 3.615 tỷ đồng, tăng tới 40,4% so với mức lãi 2.574 tỷ đồng của năm 2021. Mức lợi nhuận này cao hơn hàng loạt công ty bất động sản niêm yết tên tuổi trên sàn như Nam Long (865 tỷ đồng), Văn Phú (635 tỷ đồng), Khang Điền (1.082 tỷ đồng), Novaland (2.293 tỷ đồng), Vincom Retail (2.777 tỷ đồng)…

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.