Quốc hội chuẩn bị họp bất thường bàn về phục hồi, phát triển KT-XH

VĨ MÔ Việt nAM
18:02 - 28/12/2021
Quốc hội chuẩn bị họp bất thường bàn về phục hồi, phát triển KT-XH
0:00 / 0:00
0:00
Dự thảo nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sắp được bàn thảo tại kỳ họp bất thường thứ nhất, Quốc hội khóa XV diễn ra vào đầu tháng 1/2022.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản gửi các đại biểu Quốc hội về việc tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV để xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó có Dự thảo nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Các nội dung quan trọng còn lại cũng sẽ được Quốc hội bàn thảo tại kỳ họp bất thường này bao gồm chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó là Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. Ngoài ra Quốc hội cũng bàn về Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.

Kỳ họp dự kiến diễn ra từ ngày 4-11/1/2022 theo hình thức trực tuyến với cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 62 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc biểu quyết sẽ được thực hiện qua phần mềm cài đặt trên iPad.

Xây dựng chính sách tài khóa, tiền tệ: Phải cân nhắc kỹ lưỡng, trách nhiệm

Dự kiến ngay sau phiên khai mạc kỳ họp bất thường, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sẽ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh sẽ trình bày Báo cáo thẩm tra nội dung này.

Dự thảo Nghị quyết sau đó sẽ được thảo luận và dự kiến thông qua tại phiên bế mạc kỳ họp, chiều 11/1.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dự kiến sẽ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ngay sau phiên khai mạc. Ảnh: VGP

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dự kiến sẽ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ngay sau phiên khai mạc. Ảnh: VGP

Trước đó, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 ngày 2/12, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương đã nhấn mạnh Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023 sắp được đưa ra thảo luận là chương trình quy mô lớn nhất từ trước đến nay, bao quát được tất cả các lĩnh vực cần được hỗ trợ cũng như mấu chốt của nền kinh tế.

Cụ thể, 5 nhóm chính sách được đề xuất trong Chương trình bao gồm nhóm chính sách phòng chống dịch bệnh và công tác y tế, nhóm chính sách an sinh xã hội, nhóm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhóm chính sách đẩy mạnh đầu tư công và nhóm chính sách quản lý điều hành, đảm bảo cân đối vĩ mô.

Hai công cụ chính để thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội này là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, trong đó chú trọng nhiều hơn giải pháp tài khóa. Ngoài ra, nguồn lực từ các quỹ ngoài ngân sách, quỹ doanh nghiệp và khu vực tư nhân thông qua các dự án đầu tư theo hình thức công - tư (PPP) sẽ được huy động.

Tại đợt họp thứ nhất phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vài ngày sau phiên họp báo Chính phủ thường kỳ nói trên, Đề án xây dựng cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã tiếp tục được đưa ra bàn thảo.

Cũng tại phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ Chính phủ cần cân nhắc kỹ lưỡng, trách nhiệm các nội dung trình. Theo đó, đề án cần có sự đầu tư công phu hơn, phải có mục tiêu, phương hướng, quan điểm dựa trên nguyên tắc cụ thể, căn cứ vào cơ sở căn cứ khoa học, thực tiễn vững chắc cũng như nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.