Quỹ quốc tế Lendable đầu tư 10 triệu USD cho F88 là ai?

Fintech Việt nAM
09:59 - 15/01/2022
Văn phòng của Lendable tại Shoreditch, London. Ảnh: Lendable
Văn phòng của Lendable tại Shoreditch, London. Ảnh: Lendable
0:00 / 0:00
0:00
Khi rót vốn 10 triệu USD cho chuỗi cầm đồ F88, Lendable Group vẫn là một cái tên mới trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên với thị trường quốc tế, kỳ lân ngành fintech châu Âu này là một nhà cung cấp các khoản vay uy tín trong ngành.

Được ra mắt vào năm 2014, Lendable là một công ty chuyên cung cấp các khoản vay cạnh tranh và nhanh chóng. Việc đánh giá các khoản vay này sẽ được công ty tiến hành dựa trên một hệ thống tìm kiếm tín dụng mềm. Nhờ vào hệ thống này, điểm tín dụng của người dùng yêu cầu báo giá sẽ không gặp bất cứ ảnh hưởng nào.

Ngoài việc cung cấp các dịch vụ cho vay, Lendable cũng cung cấp các dịch vụ tài trợ bằng nợ cho doanh nghiệp fintech tại nhiều thị trường mới nổi rộng khắp các châu lục. Với văn phòng đặt tại Nairobi (Kenya), New York (Mỹ) và Singapore, Lendable ứng trước các khoản vay cho nhiều doanh nghiệp fintech tại các thị trường châu Phi, Đông Nam Á và Mỹ Latinh.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2014, công ty đã giải ngân hơn 125 triệu USD cho các fintech tại đây. Đối tượng khách hàng của doanh nghiệp này đa dạng và bao gồm chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nền tảng thanh toán, những người cho vay tài sản và những người cho vay tiêu dùng.

Cho đến hiện tại, Lendable đã tiếp cận được 1,2 triệu khách hàng vay cuối cùng thông qua các đối tác của mình và hỗ trợ tài chính cho khoảng 290.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Samuel Eyob, một nhà lãnh đạo của Lendable, chia sẻ rằng công ty đang huy động được gần 180 triệu USD để tiếp tục nỗ lực đầu tư của mình tại các thị trường nói trên.

Nhờ vào tỷ lệ cạnh tranh, doanh số bán hàng gia tăng và các thủ tục đơn giản, nền tảng này gần đây đang trở nên vô cùng phổ biến với các khách hàng và nhận được điều đánh giá tốt. Ngoài ra, sau một giao dịch nội bộ, công ty hiện đang được Goldman Sachs hậu thuẫn này đã đạt mức định giá hơn 1 tỷ USD và trở thành một kì lân fintech tại châu Âu.

Kể từ khi ra mắt, công ty chỉ huy động 5,5 triệu USD vốn chủ sở hữu nhưng tới năm 2019 đã ghi nhận lợi nhuận 20,6 triệu USD trên doanh thu 44,1 triệu USD. Thành tích này đã giúp Lendable vượt lên trên hầu hết các đối thủ cạnh tranh là các kỳ lân khác ở châu Âu như Klarna, N26, Monzo và Revolut.

Nhà phân tích John Cronin của Goodbody nhận định, mức định giá này là một “mức tăng đáng kể” đối với Lendable khi xem xét giá trị chỉ mới đạt mức 686,8 triệu của công ty vào năm 2018. Tuy nhiên, thử thách thực sự với việc định giá của Lendable sẽ đến khi doanh nghiệp này tìm cách huy động thêm vốn tổ chức cho các mục đích mở rộng của mình.

Ông Samuel Eyob tại Hội nghị Huy động nợ Toàn cầu diễn ra năm 2019 tại Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh: Lendable

Ông Samuel Eyob tại Hội nghị Huy động nợ Toàn cầu diễn ra năm 2019 tại Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh: Lendable

Để đạt được thành công như hiện tại, tầm nhìn của nhà sáng lập đóng vai trò trọng yếu. Do nắm bắt được cơ hội khi lĩnh vực cho vay tại Anh đang chuẩn bị thay đổi, giám đốc điều hành và nhà sáng lập Martin Kissinger đã tận dụng được một lượng lớn dữ liệu có sẵn và tạo ra được một dịch vụ hiệu quả. So với các đối thủ cạnh tranh như Rateseter và Zopa, ứng dụng của Lendable được đánh giá nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, một phần thành công của Lendable cũng có thể là do thời điểm nó được chính thức ra mắt. Công ty này bắt đầu hoạt động ngay trước khi Cơ quan quản lý tài chính (FCA) tại Anh thắt chặt quy định.

Theo ông Kissinger, vì FCA siết chặt chính sách, có rất nhiều doanh nghiệp cùng ngành đã phải từ bỏ và việc gia nhập thị trường sau mốc thời gian này cũng sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên Lendable lại được cấp phép trước khoảng thời gian đó và do đó có thể tiếp tục vận hành, phát triển một cách thuận lợi.

Cùng với Kissinger, Daniel Goldfarb và Dylan Friend cũng là các nhà đồng sáng lập của công ty này. Với tầm nhìn rằng những người nghèo nhất trên thế giới sẽ là những người trả nhiều tiền nhất cho hàng hóa và dịch vụ, các nhà sáng lập này đã cùng nhau thành lập nên công ty. Mục tiêu cuối cùng của Lendable chính là cung cấp vốn cho các fintech phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng này, bao gồm cả những người không đủ điều kiện tín dụng để vay.

Chuỗi cửa hàng cầm đồ F88 cũng vừa chính thức trở thành tổ chức đầu tiên được Lendable chấp nhận cho vay tại Việt Nam, do mô hình kinh doanh và hiệu quả của nó được đánh giá cao. Ngoài ra, F88 cũng chia sẻ chung tầm nhìn với Lendable khi chuỗi cầm đồ của Việt Nam mong muốn mở rộng hoạt động của mình tới các tệp khách hàng không đạt chuẩn hoặc không có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.