Tái cơ cấu, đưa EVN trở thành tập đoàn mạnh trong lĩnh vực năng lượng

EVN Việt nAM
21:01 - 11/05/2023
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất, kinh doanh và xây dựng đề án tái cơ cấu Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Nguồn: VGP.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất, kinh doanh và xây dựng đề án tái cơ cấu Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Nguồn: VGP.
0:00 / 0:00
0:00
Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cần đánh giá kỹ, sát thực tế, xây dựng Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2021-2025 khả thi hơn.

Ngày 11/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất, kinh doanh và xây dựng đề án tái cơ cấu Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), giai đoạn 2021-2025.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng cho biết, đề án cơ cấu lại EVN đặt mục tiêu phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; Bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu Nhà nước đầu tư tại EVN và vốn EVN đầu tư vào doanh nghiệp khác; Giữ vai trò trung tâm để phát triển Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam; Có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao;

Sản xuất, kinh doanh điện năng, tư vấn điện là ngành nghề kinh doanh chính; Gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo; Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.

Làm nòng cốt để ngành điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Tiếp tục tham gia hoàn thiện và phát triển thị trường điện theo lộ trình Chính phủ quy định. Xây dựng thành công hình ảnh một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, phục vụ khách hàng với chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn.

Theo đề xuất của EVN, đối với công ty mẹ EVN tiếp tục là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ. Đối với các đơn vị thành viên, EVN đề xuất giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu Công ty mẹ EVN đối với một số chi nhánh.

Đồng thời đề xuất danh mục các doanh nghiệp do EVN giữ 100% vốn điều lệ, 50% vốn điều lệ, dưới 50% vốn điều lệ, và triển khai thực hiện thoái vốn…

Thực hiện Chiến lược phát triển EVN, Tập đoàn đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể các nhiệm vụ; Rà soát, sửa đổi ngành nghề kinh doanh. EVN đề ra các chỉ tiêu nâng cao năng lực quản trị và tập trung vào 3 nhóm giải pháp: Hoàn thiện về thể chế quản lý; Hoàn thiện cách thức, công cụ quản trị; Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ chế chính sách đãi ngộ đối với người lao động.

EVN xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cân bằng tài chính giai đoạn 2021-2025 gồm hoàn thiện quản trị tài chính; tối ưu hóa chi phí, tăng doanh thu trong sản xuất và cung ứng điện; sửa đổi, bổ sung các loại định mức chi phí để tiết kiệm chi phí sản xuất trong từng khâu sản xuất kinh doanh; giám sát chặt chẽ các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật có tác động tới chi phí giá thành trong sản xuất điện, truyền tải điện, phân phối điện.

Ngoài ra, tập đoàn này nêu các giải pháp rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực; Đẩy mạnh chuyển đổi số và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; Nghiên cứu, thực hiện chiến lược chuyển dịch năng lượng…

Tại cuộc họp, đại diện EVN báo cáo thêm về tình hình sản xuất, kinh doanh của tập đoàn trong năm 2021, 2022 và những tháng đầu năm 2023, đồng thời nêu một số kiến nghị liên quan đến giá bán điện, dòng tiền,… để doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nhấn mạnh điện là mặt hàng đặc biệt thiết yếu đối với đời sống của nhân dân và hoạt động của nền kinh tế, an ninh năng lượng quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị đại diện các bộ, ngành đánh giá kỹ lưỡng kết quả tái cơ cấu EVN trong giai đoạn 2016-2020, phân tích làm rõ nguyên nhân, bài học về những kết quả đã đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, trên cơ sở đó đề xuất xây dựng đề án cơ cấu lại EVN trong giai đoạn tới đảm bảo triển khai khả thi, hiệu quả.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu tại cuộc họp. Nguồn: VGP.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu tại cuộc họp. Nguồn: VGP.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và EVN căn cứ Quyết định 360, các nghị quyết của Chính phủ để xây dựng mục tiêu, nội dung của đề án. Mục tiêu là phải đưa EVN trở thành tập đoàn mạnh trong lĩnh vực năng lượng, đáp ứng nguồn điện phục vụ cho phát triển kinh tế và nhu cầu của người dân, hỗ trợ cho người dân vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn. Tập đoàn phải kinh doanh hiệu quả, bền vững, bảo toàn và phát triển nguồn vốn.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, EVN tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý tại cuộc họp, hoàn chỉnh dự thảo đề án. Trên cơ sở mục tiêu và thực tế hoạt động, yêu cầu đặt ra, căn cứ quy định pháp luật hiện nay để thiết kế mô hình EVN cho phù hợp với mô hình của một doanh nghiệp lớn.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.