Tài sản 7 tỷ phú Việt biến động thế nào sau nửa năm

TỶ PHÚ Việt nAM
12:17 - 04/10/2022
Tài sản 7 tỷ phú Việt biến động thế nào sau nửa năm
0:00 / 0:00
0:00
Sau hơn nửa năm tính từ đầu tháng 4/2022 đến phiên giao dịch ngày 3/10, tài sản của 7 tỷ phú Việt Nam do Forbes xếp hạng đã bị sụt giảm tổng cộng 5,4 tỷ USD, tương đương mức giảm 25,5%.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những phiên giao dịch đầu tháng 10 chìm trong sắc đỏ, VN-Index mất mốc 1.100 điểm, trở thành thị trường có chỉ số giảm mạnh nhất thế giới.

Trước tình trạng thị trường chứng khoán liên tục suy yếu, tài sản của các tỷ phú Việt hầu hết đều giảm sâu, có người bốc hơi tới 50%. Tính đến phiên giao dịch ngày 3/10, quy mô tài sản của 7 tỷ phú thu hẹp còn tổng cộng 15,8 tỷ USD, tương đương mức thiệt hại 25,4%.

Nhìn lại thời điểm đầu tháng 4, Tạp chí Forbes công bố danh sách tỷ phú thế giới trong năm 2022, Việt Nam góp mặt 7 đại diện trong số 2.668 tỷ phú giàu nhất thế giới. Trong số này bao gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và gia đình, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.

Tính đến ngày 11/3, tức thời điểm Forbes chốt số liệu tài sản dựa trên giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái, 7 tỷ phú Việt Nam khi đó nắm giữ khối tài sản khoảng 21,2 tỷ USD.

Trong đó, ông Phạm Nhật Vượng sở hữu tài sản 6,2 tỷ USD; bà Nguyễn Thị Phương Thảo với tài sản 3,1 tỷ USD; ông Trần Bá Dương sở hữu 1,6 tỷ USD; ông Hồ Hùng Anh sở hữu 2,3 tỷ USD; chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang với 1,9 tỷ USD; tỷ phú thép Trần Đình Long 3,2 tỷ USD; chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn lần đầu xuất hiện trong danh sách của Forbes, với 2,9 tỷ USD nắm giữ.

Xét về giá trị sụt giảm sau nửa năm, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng ghi nhận mức giảm tài sản mạnh nhất, khoảng 2 tỷ USD, tương đương 32,2%, tài sản còn 4,2 tỷ USD so với mức 6,2 tỷ trước đó.

Trên thị trường chứng khoán, giá trị cổ phiếu của ông Phạm Nhật Vượng nắm giữ cũng giảm tới 22%. Cụ thể so với mức 205.000 tỷ đồng cuối 2021, hiện còn dưới 160.000 tỷ đồng.

Một trong những cổ phiếu tiêu biểu là VIC - Cổ phiếu Tập đoàn Vingroup đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/10 ở mức 55.500 đồng/đơn vị. Nếu so với thị giá ngày 11/3 (79.000 đồng/cổ phiếu), giá cổ phiếu VIC đã giảm khoảng 29,8%. Còn nếu so với mức đỉnh 110.000 đồng/cp trong tháng 8/2018, cổ phiếu này đã giảm gần nửa giá.

Xét về tỷ lệ sụt giảm, tài sản của tỷ phú Trần Đình Long lại có tỷ lệ thiệt hại lớn nhất, khoảng 50%. Trong vòng gần 7 tháng, tài sản của lãnh đạo tập đoàn Hòa Phát giảm từ 3,2 tỷ USD xuống 1,6 tỷ USD.

Trên thị trường chứng khoán, trong giai đoạn 7 tháng qua, HPG - Cổ phiếu tập đoàn Hòa Phát được coi là một trong những "cổ phiếu quốc dân" cũng giảm sâu từ mốc 47.600 đồng xuống còn 19.750 đồng, tức 41,9%, thấp nhất trong vòng 22 tháng.

Nếu so với đỉnh hồi cuối tháng 10 năm ngoái cổ phiếu này đã đánh mất 55% thị giá. Theo đó, vốn hóa thị trường theo đó bị thổi bay 140.400 tỷ đồng, xuống còn 114.800 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, chỉ duy nhất Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn chứng kiến tài sản gia tăng 0,1 tỷ USD lên 3 tỷ USD.

Giá cổ phiếu NVL - Cổ phiếu Novaland Group cũng tăng nhẹ từ 77.200 đồng/cổ phiếu lên 82.000 đồng/cổ phiếu, tương đương 6%, vốn hóa thị trường 159.886 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ông Phạm Minh Tuấn - Phó tổng giám đốc FPT.

Tập đoàn FPT 'đổi ghế' phó tổng giám đốc

Tập đoàn FPT (mã chứng khoán FPT) vừa có quyết định bổ nhiệm ông Phạm Minh Tuấn giữ vị trí Phó tổng giám đốc FPT từ ngày 13/3/2024. Ông tiếp tục kiêm nhiệm vai trò Tổng giám đốc FPT Software - công ty thành viên chủ chốt của FPT trong khối công nghệ.
Chứng khoán Tân Việt thay tổng giám đốc

Chứng khoán Tân Việt thay tổng giám đốc

Hội đồng quản trị CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) vừa thông qua việc miễn nhiệm và chấm dứt hợp đồng lao động với Tổng giám đốc Nguyễn Việt Cường và Phó tổng giám đốc Tạ Minh Phương từ ngày 28/2/2024.