Thị trường lao động Mỹ: Thiếu nhân lực nhưng vẫn sa thải người

LAO ĐỘNG MỸ
10:59 - 27/12/2021
Dù nhiều ngành nghề vẫn đang thiếu nhân lực, nhưng nhiều người lao động vẫn bị buộc thôi việc. Ảnh: The Telegraph
Dù nhiều ngành nghề vẫn đang thiếu nhân lực, nhưng nhiều người lao động vẫn bị buộc thôi việc. Ảnh: The Telegraph
0:00 / 0:00
0:00
Đã 21 kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, Mỹ không còn phải vật lộn với tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục, nhưng thay vào đó vấn đề lớn nhất hiện nay là thiếu lực lượng lao động trong một số ngành nghề.

Đây chính là điều khiến các doanh nghiệp trăn trở vì thiếu lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm và khó bắt kịp nhu cầu của thị trường.

Nhiều chuyên gia kinh tế lo lắng nếu đại dịch chưa có hồi kết thì đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều người sẽ không thể đi làm trở lại. Ngoài ra, áp lực về chăm sóc sức khỏe trẻ em và người nhà, cùng sự lo ngại về các biến chủng đang khiến nhiều người lựa chọn không quay trở lại thị trường lao động.

Trong thời gian gần đây, có thêm hai nguyên nhân khác trong dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động tại Mỹ là xu hướng muốn nghỉ hưu sớm và bị buộc phải nghỉ hưu.

t lệ đi làm trở lại thấp...

Tỷ lệ người Mỹ tham gia thị trường việc làm, với tư cách là công nhân hoặc là những người lao động tự do, được đo bằng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang thậm chí không bằng mức trước đại dịch. Tính đến tháng 11/2021, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tại Mỹ đạt mức 61,8%, đã khôi phục được khoảng một nửa so với thời kỳ cao điểm của đại dịch Covid-19, nhưng vẫn thấp hơn so với mức 63,3% trước dịch.

Những người lao động sau khi bị sa thải sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như rủi ro cao hơn về dịch bệnh, thất nghiệp và cuộc sống bấp bênh do hết thu nhập. Ảnh: Getty Images

Những người lao động sau khi bị sa thải sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như rủi ro cao hơn về dịch bệnh, thất nghiệp và cuộc sống bấp bênh do hết thu nhập. Ảnh: Getty Images

Sự chênh lệch trong tỷ lệ có vẻ không nhiều, nhưng mỗi con số là đại diện của hàng triệu người lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở nam giới cũng đã phục hồi nhiều hơn so với nữ giới, có thể là do nhiều phụ nữ đã bỏ việc vào năm ngoái vì lý do chăm sóc con cái.

Nhóm người lao động ở độ tuổi từ 25-54 tuổi đang trên đà phục hồi đáng kể. Kể từ tháng 5 năm nay, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của họ liên tục cao hơn, chiếm 82,1% trong tháng 11, không thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 83,1% trước đại dịch.

Trong khi đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của những người trên 55 tuổi vẫn ở mức thấp. Con số này ở mức 38,4% vào tháng 11, so với 40,3% hồi tháng 2/2020. Trong thời kỳ dịch căng thẳng nhất, tỷ lệ này còn giảm xuống mức 38,2%, nhưng không chênh lệch nhiều so với với hiện nay. Nhìn chung, sự tham gia của nhóm lao động này vẫn khá ổn định trong suốt năm 2021.

Việc người lao động lớn tuổi không đi làm trở lại dẫn đến kết luận rằng, họ nghỉ hưu sớm - dù là bắt buộc hay tự nguyện.

... nhưng nhiều lao động lớn tuổi vẫn buộc nghỉ hưu sớm

Mặc dù đối với một số người, nghỉ hưu sớm có vẻ là một giấc mơ, nhưng đó không hẳn là một câu chuyện hạnh phúc đối với tất cả mọi người. Có một số người lao động lớn tuổi từ 55 tuổi trở lên, nhận thấy mình được hưởng lợi từ thị trường chứng khoán tăng mạnh trong những năm qua, hoặc giá nhà tăng, vì vậy nghỉ hưu sớm chính là lựa chọn của họ.

Nhưng cũng có những người phải chứng kiến mình bị buộc phải rời bỏ công việc. Những người lao động này sau khi bị sa thải sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như rủi ro cao hơn về dịch bệnh, thất nghiệp và cuộc sống bấp bênh do hết thu nhập.

Xin việc và đi làm trở lại khi độ tuổi lớn hơn chính là thách thức đối với nhiều người. Bà Linda Plaza, bang California chia sẻ rằng, bà bị chấm dứt hợp đồng công việc tư vấn đám mây vào tháng 10/2020 khi công ty thực hiện công cuộc cải tổ bộ máy nhân viên.

"Trước đó, tôi đã định nghỉ hưu ở tuổi 65", bà nói. Giờ đây, ở tuổi 64 tuổi, bà gần như không thể tìm được một công việc khác giống như công việc cũ của mình. "Nếu họ định tuyển dụng bất cứ ai, họ sẽ thuê một người trẻ hơn, có trình độ học vấn cao hơn”, bà cho biết.

Những công việc khác mà bà có thể lựa chọn là nhân viên bán lẻ hoặc làm dịch vụ thực phẩm, đây đều là những công việc có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao hơn đối với người lớn tuổi.

Bà cho biết, việc phải nghỉ hưu sớm khiến kế hoạch tài chính cá nhân bị đảo lộn, đặc biệt là do chồng bà đã nghỉ hưu nên bà phải tự bỏ tiền túi mua bảo hiểm y tế. Hai vợ chồng bà cũng đang đối mặt với các khoản thế chấp.

Sự xuất hiện của biến chủng Omicron với khả năng lây lan nhanh chưa từng thấy tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới đang đặt ra những lo ngại về sức khỏe của người lao động. Đây chính là thách thức lớn có thể khiến những người lớn tuổi gặp khó khăn hơn khi tham gia lực lượng lao động trong thời gian tới.

Tin liên quan

Đọc tiếp