Người nghèo tại Mỹ thêm gánh nặng với 'thuế Internet'

internet MỸ
15:57 - 23/12/2021
Điện thoại có kết nối Internet hiện là yêu cầu bắt buộc tại các nơi làm việc tại Mỹ. Ảnh: Internet
Điện thoại có kết nối Internet hiện là yêu cầu bắt buộc tại các nơi làm việc tại Mỹ. Ảnh: Internet
0:00 / 0:00
0:00
Người lao động thu nhập thấp tại Mỹ khó có thể chi trả các gói cước mạng, trong bối cảnh các cơ quan yêu cầu bắt buộc các nhân viên phải thường xuyên kết nối Internet.

Damon là nhân viên toàn thời gian tại một khách sạn cao cấp. Đồng thời anh cũng làm việc bán thời gian tại một cửa hang hamburger ở Washington, DC. Hàng tuần, các quản lý tại hai cơ quan sẽ gửi lịch làm việc và thông báo sát giờ yêu cầu anh bổ sung vào các ca thiếu nhân viên thông qua tin nhắn cho Damon.

Để đảm bảo có thể nhận được tin nhắn từ phía quản lý, Damon phải sử dụng hai chiếc smartphone cũ, trong đó một chiếc bị đã vỡ nát màn hình và chiếc còn lại bị lỗi bật tắt.

“Tôi đang đợi đến ngày lĩnh lương để đổi điện thoại”, Damon trả lời phỏng vấn của Wired. Điện thoại có kết nối Internet hiện là yêu cầu bắt buộc tại các nơi làm việc. Những người lao động như Damon phải mua một smartphone bằng đồng lương ít ỏi của mình chỉ để duy trì công việc hiện tại.

Gánh nặng chi phí do "thuế" Internet

Tác giả khoa học viễn tưởng William Gibson từng có câu nói nổi tiếng rằng: “Tương lai đã ở đây, chỉ là nó không được phân bổ đồng đều”.

Hiện nay, chỉ hơn 1/4 người Mỹ có thu nhập thấp sử dụng điện thoại để truy cập Internet. Ảnh: Reuters

Hiện nay, chỉ hơn 1/4 người Mỹ có thu nhập thấp sử dụng điện thoại để truy cập Internet. Ảnh: Reuters

Điện thoại thông minh và khả năng truy cập Internet mọi lúc, mọi nơi đã giúp cho cuộc sống công việc của con người trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc kết nối Internet liên tục trên thực tế không còn là yêu cầu của các cơ quan dành riêng cho dân văn phòng. Nó đã trở thành bắt buộc đối với tất cả người lao động không phân biệt thu nhập cao hay thấp.

Tại Mỹ, không phải người lao động nào cũng có thể mua smartphone. Ngày nay, chỉ hơn 1/4 người Mỹ có thu nhập thấp sử dụng điện thoại để truy cập Internet. Trong bối cảnh bất bình đẳng thu nhập kéo dài ở Mỹ, điện thoại và các gói dữ liệu đã trở thành gánh nặng kinh tế đối với người lao động.

Các cuộc phỏng vấn của Wired với những người nghèo đang làm việc trên khắp nước Mỹ cho thấy, việc kết nối Internet là điều bắt buộc trong thị trường lao động thu nhập thấp. Thậm chí điều này còn cần thiết hơn các ứng dụng đại diện cho nền kinh tế hợp đồng như Uber và Postmate, nơi phổ biến các công việc bán thời gian hoặc tạm thời.

Yêu cầu duy trì kết nối Internet đã trở thành một loại "thuế mới" đối với người lao động nghèo. Bên cạnh đó, các phát minh sáng tạo, với mục đích thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, vẫn chưa giúp giải quyết vấn đề về khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội.

Việc chi trả một số tiền lớn để truy cập Internet dần chiếm một phần nhất định trong thu nhập của các hộ gia đình có mức thu nhập thấp. Mặc dù đây là yêu cầu cần thiết đối với người lao động nhưng lương của họ vẫn khó trang trải được phí truy cập mạng.

Theo số liệu năm 2020 của Cục Thống kê Lao động Mỹ, những người thuộc nhóm 20% lao động có thu nhập thấp nhất đã chi tiêu một khoản lớn cho điện thoại di động. Con số này cao hơn 150 USD mỗi năm so với năm 2016.

Đối với người nghèo đi làm, chi phí Internet chiếm hơn một nửa tiền điện và gần 80% tiền xăng. Tính theo quy mô hộ gia đình, những người có thu nhập thấp nhất đã chi tiêu cho điện thoại nhiều hơn gấp 4 lần so với những người có thu nhập cao. Với mức lạm phát trong giai đoạn gần đây, những vấn đề tồn đọng này có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Các nhà mạng bắt tay, người lao động bất lợi

Khi kết nối Internet ngày càng trở thành yêu cầu bắt buộc đối với những người lao động nghèo, các công ty điện thoại thông minh và viễn thông thay vì cung cấp các dịch vụ giá cả phải chăng cho phân khúc khách hàng đang gặp khó khăn này, họ lại tìm cách thu lợi nhuận lớn bằng cách cung cấp dịch vụ thuê bao.

Những người tiêu dùng trước đây không thể thanh toán mức phí trả trước quá cao hoặc đủ điều kiện chi trả hợp đồng trả góp hàng năm khi mua điện thoại thông minh. Hiện tại, họ có thể sử dụng smartphone, truy cập các gói dữ liệu bằng cách vay tín dụng thấp hơn, nhưng với các điều kiện bất lợi cho người tiêu dùng.

Sự kiện Sprint và T-mobile sáp nhập năm 2019. Ảnh: USA Today.
Sự kiện Sprint và T-mobile sáp nhập năm 2019. Ảnh: USA Today.

Năm 2019, New York đã kiện T-Mobile vì vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm cả việc liên quan đến các chương trình cho thuê điện thoại và các điều khoản dịch vụ không rõ ràng. Sprint cũng đang phải đối mặt với các vụ kiện tập thể về các vấn đề tương tự.

Những sự cố này xảy ra trong bối cảnh có sự hợp nhất trên thị trường điện thoại di động. Sprint và T-Mobile, hai công ty trước đây từng cạnh tranh vì khách hàng có thu nhập thấp, đã hợp nhất và làm dấy lên lo ngại về chi phí gia tăng trong tương lai.

Người lao động nghèo không chỉ tốn kém với các điều khoản tài chính không công bằng mà họ còn phải xoay xở để duy trì truy cập Internet để giữ lấy công việc. Việc tìm kiếm một kết nối internet miễn phí vẫn đòi hỏi những nỗ lực không ngừng của những người có thu nhập thấp.

Nhiều người kết nối mạng tại các quán cà phê và cửa hàng đồ ăn nhanh trong khu vực họ sinh sống. Ngoài ra, trong quá trình làm việc, người lao động còn bị đe dọa bởi sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc từ cấp quản lý đến cảnh sát. Họ liên tục gặp khó khăn khi cố gắng truy cập mạng để đổi ca làm việc hoặc nhắn tin cho người quản lý của họ để thông báo rằng họ sẽ đến muộn.

Những thiệt hại này không thể đo đếm bằng tiền, nhưng chúng làm tăng thêm gánh nặng trong tâm trí của những người lao động nghèo. Họ vẫn sẽ phải tìm cách duy trì kết nối Internet và đối mặt với gánh nặng kinh tế của thị trường điện thoại di động, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.