Thị trường trái phiếu dần sôi động trở lại

TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
09:55 - 13/11/2023
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
Theo số liệu từ VBMA, tổng giá trị trái phiếu phát hành trong 10 tháng đầu năm 2023 đã bằng 78% tổng giá trị phát hành của năm 2022. Những tháng gần đây, các doanh nghiệp đã có tín hiệu tích cực hơn với kênh huy động vốn này.

Trong báo cáo thị trường trái phiếu tháng 10/2023 mới phát hành, Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) dẫn số liệu tổng hợp từ HNX và SSC cho biết, có 18 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 10/2023 với tổng giá trị 20.826 tỷ đồng. Các đợt phát hành có lãi suất trung bình 8,9%/năm, kỳ hạn trung bình là 3,6 năm.

Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là 209.150 tỷ đồng, bằng 78% cả năm ngoái; gồm 25 đợt phát hành ra công chúng trị giá 23.768 tỷ đồng (chiếm 11,4% tổng giá trị phát hành) và 171 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 185.382 tỷ đồng (chiếm 88,6% tổng số). Trong đó, ngành ngân hàng chiếm ưu thế với 99.023 tỷ đồng (47,3% tổng số), theo sau là nhóm bất động sản với 68.256 tỷ đồng (chiếm 32,6%).

Trong tháng 10, các doanh nghiệp đã mua lại 13.645 tỷ đồng, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 2 tháng cuối năm 2023, ước tính sẽ có khoảng 41.009 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. Trong khi đó, có 16 mã trái phiếu chậm trả lãi, gốc với tổng giá trị khoảng 1.006 tỷ đồng và 47 mã trái phiếu được gia hạn/thay đổi lãi suất.

Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu giá trị lớn trong tháng 10 gồm CTCP Vinhomes (5.000 tỷ đồng), Ngân hàng Quốc Tế VIB (4.500 tỷ đồng), Ngân hàng Á Châu (3.900 tỷ đồng), CTCP Đầu tư và phát triển năng lượng Trung Nam (2.239 tỷ đồng), Công ty TNHH Quản lý đầu tư Thiên An (2.146 tỷ đồng), CTCP Sài Gòn Capital (1.000 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP An Bình (1.000 tỷ đồng)…

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (tỷ đồng).

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (tỷ đồng).

Thông tin tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/11 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, sau hơn 3 tháng sàn giao dịch trái phiếu tập trung đi vào hoạt động, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã phối hợp với các thành viên cũng như với các doanh nghiệp vận hành một cách an toàn, thông suốt.

Theo Thứ trưởng, quy mô của thị trường và thanh khoản đã có bước tăng trưởng, tính đến 31/10 thị trường đã tiếp nhận và đưa vào giao dịch 451 mã trái phiếu của 114 doanh nghiệp với giá trị đăng ký giao dịch đạt khoảng 336.768 tỷ đồng.

"Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tiến hành giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy trình pháp luật các doanh nghiệp phát hành trái phiếu mà không thực hiện đăng ký giao dịch trên hệ thống", Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh quan điểm điều hành.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.