Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

KINH TẾ Việt nAM
09:39 - 05/05/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp - Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp - Ảnh: VGP
0:00 / 0:00
0:00
Sáng 5/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm; đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và một số nội dung quan trọng.

Theo chương trình phiên họp, Chính phủ cũng tập trung thảo luận về một số nội dung quan trọng khác như về giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, xử lý vướng mắc liên quan tới ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam...

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đã đi được 1/3 chặng đường của năm 2023 - năm bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm.

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức cả bên trong và bên ngoài, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của doanh nghiệp và người dân, sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, đã đạt được những mục tiêu lớn.

Thủ tướng nêu rõ, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy. Lạm phát có xu hướng giảm dần qua các tháng. Thu đủ chi, thu ngân sách Nhà nước 4 tháng bằng 39,8% dự toán. Xuất đủ nhập, 4 tháng đầu năm xuất siêu 6,35 tỷ USD. Làm đủ ăn, xuất khẩu gần 3 triệu tấn gạo. An ninh năng lượng được bảo đảm. Thị trường lao động phục hồi, cung cầu trên thị trường lao động được bảo đảm.

Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023 - Ảnh: VGP
Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023 - Ảnh: VGP

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, nền kinh tế chịu các tác động từ bên ngoài do lạm phát trên thế giới có giảm nhưng còn neo ở mức cao, kinh tế thế giới chưa suy thoái nhưng tăng trưởng giảm, tình hình diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường. Trong nước, ổn định kinh tế vĩ mô còn nhiều thách thức, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản còn tiềm ẩn nhiều khó khăn.

Thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, cần giữ vững bình tĩnh, khách quan trong đánh giá, nhận định, quyết tâm hơn, nỗ lực hơn, phản ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn, đưa ra giải pháp phù hợp, thúc đẩy công việc những tháng tiếp theo tốt hơn nữa.

Đọc tiếp