Thương mại Việt - Hàn có thể hiện thực hóa mục tiêu 100 tỷ USD năm 2023

ĐẦU TƯ HÀN QUỐC
16:22 - 18/10/2022
Thương mại Việt - Hàn có thể hiện thực hóa mục tiêu 100 tỷ USD năm 2023
0:00 / 0:00
0:00
Nhấn mạnh vị thế là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam, đại diện KOCHAM khẳng định, với nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, Việt Nam đang được các doanh nghiệp Hàn Quốc rất quan tâm với mong muốn trở thành "cứ điểm" sản xuất quy mô lớn.

Tại Tọa đàm Thúc đẩy dòng vốn Hàn Quốc vào Việt Nam ngày 18/10, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định, các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc đang có đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Đặc biệt, hoạt động kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc thời gian qua đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ các lĩnh vực gia công đơn thuần sang các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và giá trị tăng cao như điện tử, các dự án năng lượng, tài chính - ngân hàng, mua bán và sáp nhập (M&A) và dịch vụ chất lượng cao.

"Việt Nam và Hàn Quốc hoàn toàn có thể hiện thực hóa mục tiêu kép, đưa kim ngạch thương mại song phương và tổng vốn đầu tư lũy kế cùng cán mốc 100 tỷ USD trong vòng 1 đến 2 năm tới", ông Đỗ Nhất Hoàng chia sẻ.

Cũng tại tọa đàm, nhấn mạnh vị thế là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam, ông Bae Yong Geun, Phó Chủ tịch Phòng công nghiệp thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM), cho biết Việt Nam tiếp tục là điểm đến quan trọng, là tâm điểm của làn sóng đầu tư của Hàn Quốc ở Đông Nam Á. Hai quốc gia đã trở thành mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, năng lượng, văn hóa, giáo dục và du lịch.

"Với nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, Việt Nam đang được các doanh nghiệp Hàn Quốc rất quan tâm, với mong muốn đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất quy mô lớn", đại diện KOCHAM nhấn mạnh.

Tới đây, đại diện KOCHAM cho rằng, Việt Nam cần cải thiện chính sách về cấp phép đầu tư nhằm tiếp tục thúc đẩy dòng vốn Hàn Quốc. Các tỉnh phía Nam cần phát triển nguồn cung nhân lực hoặc cơ sở hạ tầng chủ chốt, tránh trường hợp khi có thêm doanh nghiệp đầu tư thì các điều kiện đầu tư có thể xấu đi do hạn chế về nhân lực và cơ sở hạ tầng.

Samsung hiện là nhà đầu tư Hàn Quốc lớn nhất ở Việt Nam.

Samsung hiện là nhà đầu tư Hàn Quốc lớn nhất ở Việt Nam.

Nhận định Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn, ông Koen Soenens, Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị của khu công nghiệp DEEP C cho biết, DEEP C sẽ tiếp tục mở rộng thêm các khu công nghiệp mới để đón thêm "đại bàng" và khu công nghiệp mới này cũng sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn xanh, bền vững mà khu công nghiệp hiện tại hướng đến.

Về phía Việt Nam, các địa phương đang tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên quỹ đất xây dựng nhà ở cho chuyên gia cấp cao và nhà ở công nhân... cũng như bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn tài sản, cung cấp các dịch vụ công tiện ích để thu hút các nhà đầu tư, chuyên gia Hàn Quốc. Các địa phương hướng tới mục tiêu thu hút đầu tư bền vững lâu dài, từ đó lan toả sức mạnh, thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển song hành.

Với những thách thức ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu và xu hướng điều chỉnh chính sách trong trung và dài hạn tại nhiều quốc gia, Việt Nam tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô cùng với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là thúc đẩy dòng vốn của đối tác FDI hàng đầu vào Việt Nam như Hàn Quốc.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký lũy kế từ Hàn Quốc trong giai đoạn từ năm 1988 đến tháng 9/2022 đã đạt hơn 80,5 tỷ USD, với hơn 9.400 dự án đang có hiệu lực.

Tính riêng 9 tháng năm 2022, Hàn Quốc đứng thứ 2/97 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 290 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,8 tỷ USD.

Ước tính có hơn 8.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam, cung cấp 1 triệu việc làm và hàng năm đóng góp khoảng 25-30% doanh thu xuất khẩu của nước ta.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.