Từng bước tháo gỡ nút thắt phát triển của Bình Dương, Bình Phước

Bình Dương Bình Phước
13:13 - 14/07/2022
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW và Kết luận số 27-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: Bộ KH&ĐT
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW và Kết luận số 27-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: Bộ KH&ĐT
0:00 / 0:00
0:00
Hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước còn thiếu nhiều cơ chế huy động nguồn lực chung, liên kết và giải quyết các vấn đề của vùng Đông Nam Bộ, cần xác định lại tiềm năng, động lực phát triển của hai tỉnh.

Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng - Phó Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết thực hiện Nghị quyết số 53 và Kết luận số 27 của Bộ Chính trị đã làm việc với Tỉnh ủy Bình Dương và Bình Phước về triển khai thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW và Kết luận số 27-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ, ngày 13/7.

Các buổi làm việc tập trung đánh giá toàn diện các kết quả đạt được từ năm 2005 đến nay, nhất là những kết quả có tính chất quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của của hai tỉnh.

Đối với tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 9,1%/năm, trong khi GRDP bình quân của Bình Phước nhỉnh hơn ở mức 9,3%. Tốc độ tăng trưởng của cả hai tỉnh đều cao hơn gấp 1,55 lần tăng trưởng cả nước (5,99%/năm).

Về GRDP bình quân đầu người Bình Dương năm 2020 đạt 151 triệu đồng, tương đương 6.506 USD; năng suất lao động bình quân đạt 233,1 triệu đồng. Con số này của Bình Phước khiêm tốn hơn chỉ ở mức 69,3 triệu đồng, tương đương 3.000 USD, đạt mục tiêu đề ra (68,34 triệu đồng). Năng suất lao động bình quân đạt 119,2 triệu đồng.

Tuy nhiên, hai tỉnh đều có những khó khăn tác động đến sự phát triển, mặc dù kết cấu hạ tầng được đầu tư khá lớn, đồng bộ nhưng ngày càng quá tải chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Vùng, nhất là hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục chất lượng cao, chuyên khoa sâu....

Ảnh: Bộ KH&ĐT

Ảnh: Bộ KH&ĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

"Công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị cũng còn bất cập, tính dự báo của một số đồ án quy hoạch chưa cao, hiệu quả sử dụng vốn có xu hướng giảm. Chưa có cơ chế huy động nguồn lực chung để giải quyết các vấn đề của vùng cũng như thể chế liên kết vùng còn thiếu và yếu".

Cụ thể, quá trình tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh trong thời gian qua đã tạo ra một sức ép lớn đến môi trường của Bình Dương, có lúc, có nơi tình trạng ô nhiễm vẫn còn xảy ra; ô nhiễm nước ngầm một số khu vực có tốc độ công nghiệp hoá cao. Nguồn nhân lực cho phát triển vùng chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng. Chưa có cơ chế huy động nguồn lực chung để giải quyết các vấn đề của vùng cũng như thể chế liên kết vùng còn thiếu và yếu.

Đáng lưu ý, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Bình Phước. Giá cả mặt hàng nông sản luôn có chiều hướng giảm làm ảnh hưởng giá trị sản xuất toàn ngành. Môi trường đầu tư kinh doanh tuy có cải thiện nhưng chưa thật sự thông thoáng, hấp dẫn

Để thúc đẩy hai tỉnh Bình Dương, Bình Phước tiếp tục tháo gỡ khó khăn, bứt phát phát triển, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo khẳng định, những đánh giá trong buổi làm việc là cơ sở để Ban chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết thực tiễn, đề xuất các giải pháp trong thời gian tới, đặc biệt là việc xác định tiềm năng, động lực phát triển chính của hai tỉnh.

“Đồng thời từng bước tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt kìm hãm sự phát triển của địa phương đối với từng ngành, lĩnh vực, vấn đề cụ thể. Qua đó, phân tích tính đồng bộ trong việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách hiện hành huy động nguồn lực bên ngoài và khai thông các nguồn lực tại chỗ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tiếp tục khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của tỉnh là động lực tăng trưởng cho vùng Đông Nam Bộ và cả nước”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.