Vai trò của mạng lưới doanh nghiệp trong ứng phó với thiên tai, dịch bệnh

DOANH NGHIỆP Việt nAM
21:48 - 15/10/2021
Hội thảo “Thúc đẩy mạng lưới doanh nghiệp tiên phong và chủ động trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và dịch bệnh”.
Hội thảo “Thúc đẩy mạng lưới doanh nghiệp tiên phong và chủ động trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và dịch bệnh”.
0:00 / 0:00
0:00
Thúc đẩy mạng lưới doanh nghiệp tiên phong và chủ động trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Chiều 15/10/2021, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội thảo trực tuyến về nâng cao vai trò của mạng lưới doanh nghiệp trong phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Đề cao vai trò của mạng lưới doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), để doanh nghiệp có thể thích ứng an toàn với dịch bệnh, tạo nên một cộng đồng “kiên cường” trước thiên tai, biến đổi khí hậu và dịch bệnh, cần có một cách tiếp cận thông tin đầy đủ và cần có sự chủ động tương tác, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Để tăng cường sức đề kháng cho mạng lưới doanh nghiệp, UNDP đã có sáng kiến Kết nối doanh nghiệp (Cbi) nhằm thu hút sự tham gia của các mạng lưới từ khu vực tư nhân trước, trong và sau thiên tai. Từ đó thúc đẩy hợp tác công – tư trong kinh doanh và chống chịu với biến đổi khí hậu, dịch bệnh.Về vai trò của mạng lưới doanh nghiệp, Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (VDNMA) chỉ ra rằng doanh nghiệp là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai với nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất nhưng đồng thời doanh nghiệp cũng luôn tích cực tham gia vào ủng hộ, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI đồng tình: "Điều đặc biệt ấn tượng là độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tham gia vào ứng cứu khắc phục thiên tai là rất cao. Không chỉ hoạt động phòng chống thiên tai mà cả trong công tác phòng chống COVID-19".

Phát biểu tại hội nghị, TS.Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia phòng chống rủi ro thiên tai đưa ra đề xuất kết nối sự tham gia của các doanh nghiệp với nông dân vào chuỗi giá trị của họ trong các hợp tác xã để doanh nghiệp chủ động được cả trước – trong và sau thiên tai.

Tăng cường sức đề kháng cho mạng lưới doanh nghiệp

Trình bày về chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bà Đặng Thị Hương, Vụ Kiểm soát an toàn và thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, mục tiêu của chiến lược là chủ động phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản. Từ đó, từng bước xây dựng quốc gia có khả năng quản lý rủi ro thiên tai, cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Các đại biểu đều cho rằng, sự phục hồi của cộng đồng doanh nghiệp sẽ giúp giảm đáng kể những tác động của thiên tai lên nền kinh tế, môi trường và cộng đồng.

Là một trong 3 thành viên của Nhóm công tác thúc đẩy vai trò doanh nghiệp trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, và dịch bệnh, ông Partrick Haveman – Phó Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đã bày tỏ lòng tin tưởng vào sự hợp tác và phát triển của nhóm công tác.

“Chúng tôi ở đây để hợp tác và giúp các bạn tăng cường khả năng chống chịu, và sẵn sàng hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp Việt Nam trên các điểm xung yếu”, ông Partrick Haveman khẳng định./.

Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021)

Nhà nước ưu tiên bố trí nguồn lực trên phạm vi cả nước; Đồng thời chủ động bố trí nguồn lực trên địa bàn; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và người dân có trách nhiệm và tự giác thực hiện để giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.