VIB đạt lợi nhuận cao nhất lịch sử hoạt động, cổ phiếu mới lên sàn đã gây 'sốt'

NGÂN HÀNG Việt nAM
14:46 - 20/01/2022
Mảng cho vay bán lẻ đóng góp lớn vào chỉ số tăng trưởng tín dụng của VIB.
Mảng cho vay bán lẻ đóng góp lớn vào chỉ số tăng trưởng tín dụng của VIB.
0:00 / 0:00
0:00
Tuy mới giao dịch trên sàn chứng khoán được hơn một năm, nhưng cổ phiếu VIB đã thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư với một đợt tăng giá mạnh trong năm 2021. So với thời điểm niêm yết, hiện thị giá cổ phiếu ngân hàng này đã tăng 118%.

Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2021. Theo đó, trong quý 4, ngân hàng đạt lợi nhuận gần 2.700 tỉ đồng.

Tổng kết năm 2021, tổng doanh thu của VIB đạt gần 15.000 tỉ đồng, tăng 33% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 8.010 tỉ đồng, tăng 38% so với 2020.

Tính đến thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản VIB ghi nhận gần 310.000 tỉ đồng, tăng 27% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ tín dụng đạt hơn 200.000 tỉ đồng, tăng 19%. Tổng nguồn huy động đạt 280.000 tỉ đồng, tăng 27%; tiền gửi CASA tăng trưởng 55%, chiếm 16% tiền gửi khách hàng.

Với khoản lợi nhuận vượt 8.000 tỷ đồng như trên, VIB ghi nhận năm kinh doanh hiệu quả nhất từ trước đến nay. Đồng thời, ngân hàng cũng duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân năm lên tới 65% trong suốt 5 năm gần nhất (2017-2021). Tính từ 2016 đến nay, lợi nhuận trước thuế của VIB đã tăng hơn 11 lần.

Bán lẻ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của VIB với tăng trưởng tín dụng đạt 24% trong năm 2021. Cho vay bán lẻ đóng góp gần 90% danh mục tín dụng, trong đó 95% có tài sản đảm bảo.

Ngoài ra, việc các ngân hàng được nới hạn mức tín dụng trong giai đoạn cuối năm và chiến lược phát triển các sản phẩm, nền tảng số hóa mạnh mẽ của VIB cũng giúp nhà băng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Chỉ số lợi nhuận của VIB trong 8 năm trở lại đây.

Cụ thể, VIB đã tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quản trị quốc tế hiện đại với tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II (CAR) năm 2021 ở mức hơn 11% và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) ở mức 71%. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) cả năm 2021 giảm mạnh về mức 35%.

Ngân hàng còn ứng dụng thành công Big Data và AI để số hóa 100% quy trình duyệt cấp thẻ tín dụng, giúp khách hàng đăng ký và nhận ngay thẻ tín dụng với hạn mức đến 200 triệu đồng chỉ trong 30 phút. Đồng thời triển khai chiến lược điện toán đa đám mây (multi-cloud) để kết hợp ưu thế của các đối tác công nghệ vào sản phẩm dịch vụ.

Kênh trái phiếu cũng được VIB tận dụng tối đa để huy động vốn. Trong năm 2021, ngân hàng đã thực hiện 15 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ ra công chúng. Trong đó, đợt gần nhất là ngày 23/12/2021 với giá trị 1.000 tỷ đồng. Tính riêng trong tháng 12/2021, VIB đã huy động thành công 8.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Trong năm 20201, Đại hội đồng cổ đông VIB đã thông qua 2 phương án tăng vốn điều lệ. Một là tăng vốn bằng hình thức chia cổ phiếu thưởng, số lượng tối đa gần 44 triệu cổ phiếu. Hai là tăng vốn từ phát hành cổ phiếu số lượng tối đa gần 46,6 triệu cổ phiếu.

Hồi tháng 8/2021, VIB đã hoàn thành kế hoạch tăng vốn bằng chia cổ phiếu thưởng, vốn điều lệ tăng từ 11.094 tỷ đồng lên 15.521 tỷ đồng. Còn phương án tăng vốn từ phát hành cổ phiếu bị hủy.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VIB đang ghi nhận xu hướng phục hồi sau giai đoạn dài suy yếu từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2021; hiện giao dịch ở mức 43.000 đồng. Trước đó, hồi tháng 6 và tháng 7/2021, cổ phiếu này vọt lên mức đỉnh 53.000 đồng. VIB chính thức niêm yết gần 1 tỷ cổ phiếu trên sàn HoSE từ tháng 11/2020, với giá trong ngày chào sàn là gần 20.000 đồng/cổ phiếu.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Ly (thứ 2 từ phải sang) chủ trì đại hội. Ảnh: Minh Phong - MekongASEAN

ĐHĐCĐ API: Mục tiêu có lãi trở lại

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (HNX: API) được tổ chức ngày 10/5 tại Tòa nhà Grand Plaza, số 117 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.