WTO nâng dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu lên 10,8%

Thương Mại THẾ GIỚI
05:14 - 06/10/2021
WTO nâng dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu lên 10,8%
0:00 / 0:00
0:00
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nâng dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2021 và 2022 đồng thời cảnh báo các nguy cơ liên quan tới ảnh hưởng của dịch COVID-19 và chuỗi cung ứng.

Ngày 04/10, WTO đưa ra dự báo hoạt động thương mại thế giới năm nay tăng trưởng 10,8% sau năm 2020 có mức sụt giảm là 5,3%. Mức dự kiến này cao hơn so với con số được WTO đưa ra hồi tháng 03/2021 là 8%. Đồng thời, WTO cũng đưa ra mức tăng trưởng thương mại dự kiến cho năm 2022 là 4,7%, cao hơn mức dự đoán trước đó là 4%.

Tuy nhiên, WTO nhận định tăng trưởng thương mại không đồng đều trên thế giới, với các khu vực đang phát triển bị tụt lại do tỷ lệ tiêm vaccine thấp và tình trạng gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng tiếp tục ảnh hưởng tới khôi phục hoạt động thương mại tại một số khu vực.

Tổng giám đốc WTO Okonjo-Iweala nhận định, sự bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine sẽ làm trầm trọng thêm sự phân hóa kinh tế giữa các khu vực. Các quốc gia thu nhập thấp mới tiếp cận được 28 triệu liều vaccine trong tổng số 6 tỷ liều trên toàn cầu. Sự bất bình đẳng này sẽ kéo theo nguy cơ về các đợt bùng phát mới của các biến thể của virus corona.

WTO nhận định thương mại thế giới phục hồi nhanh hơn dự kiến trong nửa đầu năm 2021 và năm tới.

WTO nhận định thương mại thế giới phục hồi nhanh hơn dự kiến trong nửa đầu năm 2021 và năm tới.

"Duy trì phục hồi kinh tế thế giới là điều cần thiết. Chính sách vaccine là chính sách kinh tế và chính sách thương mại", bà Okonjo-Iweala nói. Đồng thời, bà Okonjo-Iweala kêu gọi các nước thành viên WTO nâng cao tỷ lệ phân bổ vaccine tại các nước đang phát triển.

Xuất khẩu của khu vực châu Á năm 2021 được dự đoán tăng 15% so với năm 2019 trong khi tình hình tại châu Âu và Bắc Mỹ đang phục hồi. Tuy nhiên, xuất khẩu tại châu Phi và Trung Đông được dự kiến vẫn ở mức thấp hơn so với trước đại dịch.

WTO cũng ghi nhận các vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng ở một số ngành như khan hiếm chất bán dẫn, các đơn hàng sản xuất chip ảnh hưởng tới các nhà sản xuất máy tính, điện thoại và ô tô. Với các ngành dịch vụ như IT, vận tải hành khách, WTO nhận định đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa thể quay trở lại mức trước đại dịch./.

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.