10 sự kiện nổi bật của ngành tài chính năm 2021

TÀI CHÍNH Việt nAM
08:07 - 29/12/2021
10 sự kiện nổi bật của ngành tài chính năm 2021
0:00 / 0:00
0:00
Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, chuyển đổi số mạnh mẽ, tập trung nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ kịp thời cho DN, người dân gặp khó khăn…

Bộ Tài chính công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành năm 2021, cụ thể như sau:

1. Chính sách tài khóa được điều hành chủ động, linh hoạt phục vụ hiệu quả phòng chống dịch Covid-19, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách năm 2021.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài chính

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài chính

Thu ngân sách nhà nước năm 2021 ước vượt dự toán 4-5%. Các khoản chi từ ngân sách nhà nước (từ trung ương tới địa phương) đều được cắt giảm, tiết kiệm để tập trung kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19; góp phần bảo đảm các nhiệm vụ chi, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch và bảo đảm an sinh xã hội.

Các chỉ tiêu về bội chi, nợ công, nợ Chính phủ đều trong phạm vi Quốc hội quyết định (không quá 4% GDP, 46% GDP, 41,9% GDP).

2. Kịp thời thành lập và quản lý Quỹ vaccine phòng Covid-19 an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch

Trước bối cảnh ngân sách hạn hẹp, Bộ Tài chính đã tham mưu với Thủ tướng Chính phủ đề xuất thành lập và quản lý Quỹ vắc- xin phòng Covid-19 để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vaccine của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước.

Lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng Covid-19 ngày 5/6/2021. Ảnh: VGP

Lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng Covid-19 ngày 5/6/2021. Ảnh: VGP

Tính đến 17h ngày 23/12/2021: Đã có 580.096 tổ chức, cá nhân đóng góp, ủng hộ 8.800,55 tỷ đồng (bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng 55,9 tỷ đồng). Số dư Quỹ cuối ngày 1.129,05 tỷ đồng. Tổng số đã chi 7.671,5 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ đã thực hiện xuất mua vaccine là 7.666,9 tỷ đồng, chi hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vaccine là 4,6 tỷ đồng.

3. Triển khai hóa đơn điện tử, tăng cường thu thuế sàn thương mại điện tử, nền tảng số

Năm 2021 ngành thuế chính thức kích hoạt lộ trình triển khai hệ thống hóa đơn điện tử theo định dạng chuẩn.

Theo đó, kết quả thành công tại 6 cục thuế thực hiện giai đoạn 1, với số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn chiếm khoảng 70% toàn quốc, sẽ tạo nền tảng để triển khai trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2; đảm bảo đến ngày 30/6/2022 đạt 100% doanh nghiệp trên toàn quốc áp dụng hóa đơn điện tử và chính thức “xóa sổ” hóa đơn giấy.

Chính thức triển khai hệ thống HĐĐT từ ngày 21/11/2021. Ảnh: MT

Chính thức triển khai hệ thống HĐĐT từ ngày 21/11/2021. Ảnh: MT

Năm 2021 tổng thu NSNN do ngành Thuế quản lý hoàn thành vượt dự toán trên 177.000 tỷ đồng. Theo báo cáo ước thu năm 2021 của các Cục Thuế, có 60/63 địa phương đánh giá hoàn thành và hoàn thành vượt dự toán thu NSNN năm 2021; có 14/19 khoản thu, sắc thuế hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán. Đặc biệt, Tổng cục Thuế tăng cường triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.

4. Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu, quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại và thu ngân sách trên 370.000 tỷ đồng cao nhất từ trước đến nay

Ngày 30/11/2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chính thức cán mốc 600 tỷ USD. Tổng thu NSNN của ngành Hải quan năm 2021 ước đạt 370.000 tỷ đồng bằng 117,46% dự toán thu NSNN (315.000 tỷ đồng), bằng 110,45% chỉ tiêu phấn đấu (335.000 tỷ đồng), tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.

Ngày 30/11/2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cán mốc 600 tỷ USD. Ảnh: GH

Ngày 30/11/2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cán mốc 600 tỷ USD. Ảnh: GH

Năm 2021, ngành Hải quan đã triển khai nhiều giải pháp thu ngân sách hiệu quả, trong đó quyết liệt phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần thu vượt dự toán NSNN đề ra.

5. Thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX)

Ngày 11/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) chính thức ra mắt đã đánh dấu cột mốc phát triển mới của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. VNX ra đời đã thống nhất về mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách, tư duy phát triển và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường.

Các đại biểu tham dự bấm nút ra mắt Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam. Ảnh: NA

Các đại biểu tham dự bấm nút ra mắt Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam. Ảnh: NA

Năm 2021 cũng đánh dấu chặng đường 25 năm của ngành Chứng khoán Việt Nam, trong đó có 21 năm vận hành TTCK. TTCK đã có sự tăng trưởng vượt bậc và đã trở thành kênh huy động vốn quan trọng.

Trên thị trường cổ phiếu, VN-Index vượt mốc 1.500 điểm là mốc cao nhất kể từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, giá trị giao dịch bình quân năm 2021 đạt hơn 27.000 tỷ đồng/phiên, gấp 2 lần năm 2020.

Số lượng nhà đầu tư mở mới đạt kỷ lục, riêng 11 tháng/2021 nhà đầu tư mở mới hơn 1,1 triệu tài khoản, cao hơn luỹ kế 4 năm liên tiếp từ 2017 đến 2020. Tính đến hết tháng 10/2021, quy mô vốn hoá cổ phiếu và dư nợ trái phiếu đạt trên 163% GDP năm 2020.

6. Tham mưu và trình các cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các chính sách về miễn giảm, gia hạn các khoản thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19

Bộ Tài chính đã chủ động đẩy mạnh công tác xây dựng chính sách, pháp luật nhằm sớm đưa các giải pháp tài chính vào cuộc sống. Theo đó, công tác xây dựng thể chế, chính sách của ngành Tài chính đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Đặc biệt, trong đó có rất nhiều các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn của dịch Covid-19.

Số tiền khoảng 140 nghìn tỷ đồng từ thực hiện các chính sách nêu trên đã kịp thời góp phần hỗ trợ người dân và DN vượt qua khó khăn của đại dịch, sớm ổn định sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

7. Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025

Bộ Tài chính đã hoàn thành Báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2016-2020 và định hướng kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, trình Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021.

8. Bộ Tài chính công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tại Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 1/9/2021, Bộ Tài chính đã công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1 bao gồm: Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 “Trình bày báo cáo tài chính”; Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”; Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 “Hàng tồn kho”; Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị”; Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 “Tài sản vô hình”.

9. Ngành Tài chính tiên phong, đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Bộ Tài chính xếp vị trí thứ Nhất về mức độ chuyển đổi số năm 2020. Ảnh: Tuệ Anh

Bộ Tài chính xếp vị trí thứ Nhất về mức độ chuyển đổi số năm 2020. Ảnh: Tuệ Anh

Trong năm 2021, Bộ Tài chính liên tiếp được vinh danh ở các giải thưởng liên quan đến công nghệ, chuyển đổi số như: đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) 2020; thuộc nhóm 3 Bộ đứng đầu về Par Index; xếp vị trí thứ Nhất về mức độ chuyển đổi số năm 2020 (với giá trị DTI 0,4944) trong 18 bộ, ngành cung cấp dịch vụ công; tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin) khối các bộ, ngành do Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp với Hội Tin học Việt Nam đánh giá và công bố.

10. Nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế về tài chính trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 (AFMGM+3) ngày 03/5/2021. Ảnh: HT

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 (AFMGM+3) ngày 03/5/2021. Ảnh: HT

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến công tác đối ngoại của ngành Tài chính, hoạt động hợp tác tài chính khu vực và quốc tế của Bộ Tài chính vẫn được đảm bảo và hiệu quả hợp tác không ngừng được nâng cao. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN/ASEAN+3 năm 2021; Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2021.

Trong các kênh hợp tác nêu trên, Bộ Tài chính đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng các sáng kiến, tuyên bố chung giữa các nước thành viên, giúp tăng cường chia sẻ kinh nghiệm để áp dụng thành công các công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ ứng phó với đại dịch Covid-19.

Những sáng kiến và nội dung của các Hội nghị đã giúp các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam có thêm nhiều thông tin, kinh nghiệm để vượt qua thách thức, tiến tới phục hồi kinh tế vĩ mô, tài chính, góp phần hỗ trợ Chính phủ đẩy lùi đại dịch và thực hiện tốt mục tiêu kép.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.