24 bộ, ngành và địa phương giải ngân đầu tư công chưa đạt 30% trong 10 tháng

ĐẦU TƯ CÔNG Việt nAM
10:35 - 12/11/2021
Bộ Tài chính họp báo cáo về tình hình giải ngân vốn đầu tư công 2021
Bộ Tài chính họp báo cáo về tình hình giải ngân vốn đầu tư công 2021
0:00 / 0:00
0:00
Nguồn vốn đầu tư công được giao năm 2021 thanh toán đến hết tháng 10/2021 ước đạt trên 257.387 tỷ đồng (tương đương 55,8%). Còn khoảng 203.913 tỷ đồng đang cần phải giải ngân trong 2 tháng cuối năm.

Bộ Tài chính cho biết, sau 10 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương mới chỉ đạt 55,8%.

Trong đó, một số bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm Ngân hàng Phát triển Việt Nam đạt 100%, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đạt 92,04%, Thái Bình đạt 85,66%, Thanh Hóa đạt 82,85%, Thừa Thiên Huế đạt 78,84, Hà Tĩnh đạt 77,98%...

Nhiều bộ và địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp, 32/50 bộ và 21/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 50%. Đáng chú ý là còn 20 bộ và 4 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 30%.

Về tình hình thực hiện các dự án trọng điểm, Bộ Tài chính cho biết, đối với dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự án đã giải ngân là 12.116,149 tỷ đồng, đạt 53,01% kế hoạch đã giao, trong đó kế hoạch năm 2021 giải ngân là 886,522 tỷ đồng, đạt 19,02%.

Đối với dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, số vốn giải ngân đến thời điểm báo cáo là 10.091,495 tỷ đồng, đạt 65,8% kế hoạch năm 2021 được giao.

Như vậy, nguồn vốn đầu tư công được giao năm 2021 ước thanh toán đến hết tháng 10/2021 là trên 257.387 tỷ đồng (tương đương 55,8%). Còn khoảng 203.913 tỷ đồng vẫn đang cần phải giải ngân chỉ trong 2 tháng cuối năm.

Hôm qua (11/11), trả lời trước về vấn đề vì sao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công và ODA đến hết tháng 10/2021 vẫn thấp hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lý giải quá trình giải ngân vốn đầu tư công bị ảnh hưởng bởi cả các nguyên nhân chủ quan khách quan.

Về nguyên nhân chủ quan, thứ nhất là do công tác chuẩn bị dự án còn kém, chất lượng không cao, chủ yếu mang tính hình thức, sau khi được chấp thuận chủ trương mới bắt đầu thực hiện thực tế, do đó mất thời gian điều chỉnh.

Thứ hai là về giải phóng mặt bằng, do quy định của Luật Đất đai không giải quyết triệt để dẫn đến vướng mắc trong giải phóng mặt bằng về nguồn gốc đất đai, giá đền bù, tranh chấp, khiếu kiện, ý thức người dân…

Về nguyên nhân khách quan, trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các biện pháp giãn cách xã hội nên tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm lại. Bên cạnh đó, các hiện tượng chi phí nguyên, nhiên vật liệu tăng, thiếu lao động, chi phí logistics tăng cao… cũng là một trong những nguyên nhân.

Đọc tiếp

Ảnh: Free Malaysia Today

PMI ASEAN tháng 4/2024 tiếp tục vượt ngưỡng 50 điểm

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 4/2024 cho thấy, các điều kiện sản xuất tại ASEAN tiếp tục cải thiện nhẹ với số lượng đơn hàng mới tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, số lượng việc làm trong khu vực này đã giảm lần đầu tiên trong 6 tháng.