ACBS đánh giá triển vọng ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm ở mức tích cực

NGÂN HÀNG Việt nAM
16:17 - 12/07/2022
0:00 / 0:00
0:00
Tại báo cáo triển vọng thị trường Việt Nam tháng 7, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng, triển vọng trung và dài hạn của ngành ngân hàng trong 6 tháng đầu năm đều ở mức tích cực.

Trong đó, tín dụng toàn ngành tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 nhờ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch. Tính đến 30/6/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 9,35%, cao hơn hẳn so với mức tăng trưởng ở cùng kỳ năm ngoái (6,9%).

Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm nay, thanh khoản hệ thống dư thừa trở lại do nhiều ngân hàng đã sử dụng hết hạn mức tăng trưởng tín dụng trong khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chưa phê duyệt hạn mức tăng trưởng mới.

Tuy nhiên, do lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng giảm xuống dưới 1%, trong khi đó, lãi suất ở các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên vẫn ở mức tương đối cao (2-5%), điều này kéo theo thanh khoản hệ thống trong những tháng tới sẽ không còn dồi dào như trước.

Về tình hình kinh doanh của các ngân hàng niêm yết trên sàn HoSE, ACBS nhận xét các ngân hàng sẽ đạt được kết quả tích cực trong quý I/2022. Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 32,2% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp nền so sánh ở mức cao.

Đến cuối tháng 6/2022, nhiều ngân hàng thương mại đã sử dụng hết hạn mức tăng trưởng tín dụng và đang chờ NHNN phê duyệt hạn mức tăng trưởng mới. VCBS duy trì kỳ vọng tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 đạt 15% nhờ nền kinh tế phục hồi sau dịch bệnh và gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng của Chính phủ kích thích nhu cầu tín dụng tăng mạnh.

"Chúng tôi dự báo lãi suất huy động ở các ngân hàng có thể tiếp tục tăng thêm khoảng 50 điểm cơ bản để bổ sung nguồn vốn trong nửa cuối năm 2022 - thời điểm các ngân hàng thương mại được NHNN cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng và đẩy mạnh cho vay vào dịp cuối năm," VCBS dự báo.

Theo đó, lãi suất cho vay có dấu hiệu tăng lên do tín dụng bị hạn chế cộng với xu hướng tăng trưởng CASA sẽ giúp các ngân hàng giữ được mức NIM tương đương năm 2021.

Ngoài ra, với việc các ngân hàng niêm yết đã đẩy mạnh trích lập dự phòng trong năm 2021, áp lực trích lập dự phòng trong năm 2022 đã giảm đi đáng kể và điều này sẽ tạo động lực cho tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng.

Trước đó, chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cũng đưa ra dự báo về đợt nâng room tín dụng tại các ngân hàng sẽ rơi vào trung tuần tháng 7, giúp thúc đẩy hoạt động cho vay của toàn ngành. Tuy nhiên, nhóm phân tích không kỳ vọng mức room mới sẽ tăng quá mạnh do NHNN đang thắt chặt dòng tiền để kiểm soát lạm phát.

Trong khi đó, lãi suất tiền gửi bình quân toàn ngành năm 2022 dự kiến sẽ tăng từ 0,3 – 0,5 điểm % so với cuối năm 2021, tuy nhiên tỷ lệ CASA toàn ngành được duy trì ở mức cao sẽ giảm bớt tác động từ việc nâng lãi suất huy động.

KBVS nhận định, lãi suất cho vay được dự báo tăng từ 0,1 – 0,3 điểm %, dù thấp hơn mức tăng của lãi suất huy động nhưng cũng sẽ có những tác động tích cực tới biên lãi thuần.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.