ADB đề xuất 4 dự án hỗ trợ chống biến đổi khí hậu cho ĐBSCL

ADB ĐBSCL
09:21 - 07/09/2022
ADB đề xuất 4 dự án hỗ trợ chống biến đổi khí hậu cho ĐBSCL
0:00 / 0:00
0:00
Trong mục tiêu chung của ADB đối với chiến lược hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu đạt 100 tỷ USD vào 2030, ngân hàng này cũng có 4 đề xuất hỗ trợ dành riêng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Trong chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu đến năm 2030, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) ưu tiên tập trung vào 3 lĩnh, gồm: Ứng phó tác động biến đổi khí hậu, xây dựng năng lực thích ứng chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai và tăng cường tính bền vững của môi trường; Thúc đẩy phát triển nông thôn và an ninh lương thực; Phát triển đô thị đáng sống.

Mục tiêu của ADB trong việc hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu là đạt 100 tỷ USD đến năm 2030, trong đó 66 tỷ cho giảm thiểu tác động và 34 tỷ cho thích ứng.

Trên cơ sở chiến lược chung trên toàn cầu, tại tọa đàm “Hợp lực để chuyển đổi bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, ngày 6/9, bà Khúc Thị Lan Hương, Cán bộ Quản lý dự án cấp cao của ADB đã đề xuất 4 hỗ trợ lớn của ngân hàng này cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Trụ cột đầu tiên là cải tạo, phục hồi và bảo vệ bền vững rừng ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Dự án dự kiến sẽ được thực hiện trong năm 2023 ở 5 tỉnh ven biển miền đông của Vùng, gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Các hợp phần chính của dự án sẽ tập trung vào các hoạt động hạn chế xói lở bờ biển ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua, phục hồi và cải tạo rừng ngập mặn. Đồng thời tăng cường quản lý bền vững rừng ven biển với cơ chế khuyến khích đồng quản lý và lập kế hoạch, tăng cường khả năng chống chịu với các sự kiện khí hậu khắc nghiệt. Khuyến khích du lịch sinh thái, cải thiện sinh kế, bảo tồn đa dạng sinh học với mục tiêu đem lại lợi ích cho đối tượng dễ bị tổn thương.

Phục hồi bảo vệ rừng ngập mặn có ý nghĩa quan trọng với ĐBSCL.

Phục hồi bảo vệ rừng ngập mặn có ý nghĩa quan trọng với ĐBSCL.

Trụ cột tiếp theo là dự án hỗ trợ xây dựng hạ tầng thiết yếu cho chuyển đổi nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang.

ADB sẽ thực hiện hiện dự án này trong năm 2024 nhằm nâng cao khả năng chống chịu, đặc biệt là của các thành phần dễ bị tổn thương, với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp và sinh kế như hạn hán lũ lụt và xâm mặn, thông qua phát triển hạ tầng thiết yếu. Ví dụ như khu vực thu gom thủy hải sản, hệ thống thủy lợi và kết nối giao thông cho nông nghiệp nông thôn.

Cùng với đó là xây dựng năng lực vận hành quản lý công nghệ cao trong quản lý xâm mặn, công nghệ trữ nước, sử dụng nước tiết kiệm và phổ biến thông tin về khí hậu.

Trụ cột thứ ba là hạ tầng chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh chống chịu biến đổi khí hậu diễn ra ở các tỉnh dự kiến là Hậu Giang và An Giang vào năm 2024.

Các hợp phần chính của dự án, gồm: Khuyến khích sản xuất nông trại thông minh thích ứng biến đổi khí hậu áp dụng công nghệ tiên tiến. Cải tiến các hoạt động sau thu hoạch, thị trường và hạ tầng kết nối chống chịu biến đổi khí hậu. Đi cùng với nâng cao năng lực cho việc xây dựng chuỗi giá trị chất lượng cao, thông minh thích ứng biến đổi khí hậu.

Bên cạnh 3 trụ cột thông qua 3 dự án trên, Chính phủ Việt Nam đã đề nghị ADB hỗ trợ nâng cao kết nối giao thông thích ứng biến đổi khí hậu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Yêu cầu này đã hình thành trụ cột thứ 4 cho chiến lược đồng hành chuyển đổi bền vững Vùng của ADB.

Trụ cột thứ 4 được thực hiện qua việc kết nối giao thông các tỉnh: Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Cần Thơ. Dự án này sẽ được ADB thực hiện từ năm 2024 với mục tiêu tăng cường kết nối giao thông giữa các tỉnh ven biển và các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu.

Theo bà Khúc Thị Lan Hương, để hiện thực hóa các trụ cột trên một cách thành công, ADB cho rằng sự hợp tác là vô cùng cần thiết giữa các cơ quan Chính phủ và các đối tác phát triển. Qua đó, ADB có thể thấu hiểu được nhu cầu của Chính phủ trong chương trình chuyển đổi bền vững Đồng bằng sông Cửu Long để có các dự án hỗ trợ phù hợp với kế hoạch tổng thể của Vùng và tối đa hóa lợi ích của các nguồn lực hỗ trợ.

“Cách tiếp cận cần dựa trên các yếu tố thực tế (lấy kết quả từ các nghiên cứu một cách khoa học) và quy hoạch tổng thể là hai yếu tố mấu chốt, thành lập đội cố vấn để chuẩn bị cho các hoạt động đầu tư và triển khai các hoạt động đó”, đại diện ADB cho biết.

Tin liên quan

Đọc tiếp

TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.