ADB: Tận dụng dữ liệu lớn giúp Đông Nam Á tạo ra hơn 100 tỷ USD

ADB BIG DATA
09:45 - 18/08/2022
ADB: Tận dụng dữ liệu lớn giúp Đông Nam Á tạo ra hơn 100 tỷ USD
0:00 / 0:00
0:00

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), dữ liệu lớn là động lực thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, điều này cũng thách thức các chính phủ khu vực này phải xây dựng chiến lược để tận dụng dữ liệu lớn.

Ngân hàng Phát triển châu Á ngày 18/7 đưa ra báo cáo cho biết dữ liệu lớn (Big Data) đang đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ công chủ chốt như y tế, phúc lợi và bảo trợ xã hội, giáo dục.

Theo Báo cáo Khai thác tiềm năng của dữ liệu lớn ở Đông Nam Á sau đại dịch, các chính phủ ở Đông Nam Á đang phải đối mặt với những thách thức từ Covid-19. Cụ thể, chi phí chi tiêu cho y tế ở khu vực này chiếm khoảng 0,4% đến 0,5% GDP. Tác động tiêu cực của đại dịch dự kiến hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo gia tăng thêm 78 triệu hộ, làm đảo ngược 50% tiến độ nỗ lực giảm nghèo trong 5 năm qua.

Hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên có thể thêm 4 triệu người, tăng gấp 2 lần so với thời kỳ trước dịch.

Báo cáo cũng nêu rằng, để đối phó với đại dịch Covid-19 và quá trình phục hồi sau đó, dữ liệu lớn có thể tạo ra những hiểu biết độc đáo giúp các chính phủ vượt qua những thách thức mà họ phải đối mặt.

Ông Ramesh Subramaniam, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của ADB chia sẻ trong một buổi tọa đàm do ngân hàng này tổ chức: “Tốc độ số hóa rõ ràng đã được đẩy nhanh trong đại dịch Covid-19, làm nổi bật tầm quan trọng của dữ liệu lớn trong việc cung cấp các dịch vụ công chủ chốt như y tế, phúc lợi và bảo trợ xã hội và giáo dục một cách hiệu quả và hiệu suất”.

Theo báo cáo của ADB, về lĩnh vực y tế, dữ liệu lớn đặc biệt hữu ích trong việc giám sát các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm. Bằng cách theo dõi điều kiện sức khỏe của người dân nhằm phát hiện ra các dịch bệnh có khả năng truyền nhiễm trong cộng đồng.

Những dữ liệu từ điện thoại di động, hệ thống giao thông và các phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng để xác định vị trí và theo dõi lịch trình của các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán hoặc thuộc diện nghi ngờ để hỗ trợ truy vết, theo dõi nguồn lây. Đồng thời, đưa ra cảnh báo sớm cho người dân về những triệu chứng, dấu hiệu nguy cơ mắc bệnh.

Các quốc gia cũng có thể tận dụng dữ liệu lớn để hỗ trợ việc phân phối vaccine và triển khai chương trình tiêm chủng cho người dân, đảm bảo rằng vaccine được bảo toàn chất lượng từ nhà sản xuất đến thời điểm sử dụng.

Thêm nữa, dữ liệu lớn giúp tăng cường phòng ngừa và phát hiện các bệnh không lây nhiễm. Sử dụng dữ liệu lớn để phát hiện nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường), thông qua các chỉ số của các yếu tố nguy cơ như chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và sử dụng chất kích thích…

Ngoài ra, các hệ thống giám sát từ xa tận dụng dữ liệu lớn để cải thiện năng lực điều trị, giảm số ngày nằm viện của bệnh nhân và cắt giảm số lượt khám bệnh và các thủ tục y tế giúp có thể tiết kiệm 9,4 tỷ USD cho lĩnh vực y tế ở Đông Nam Á vào năm 2030.

Với các chương trình bảo trợ và trợ giúp xã hội, sử dụng dữ liệu lớn trong quá trình xây dựng các chương trình bảo trợ xã hội có thể cung cấp thông tin chi tiết và cập nhật danh sách đối tượng thụ hưởng các chính sách bảo trợ xã hội này.

Nguồn dữ liệu đã hỗ trợ các ứng dụng quan trọng trong xóa đói giảm nghèo cũng như ngăn chặn những rủi ro, thiên tai bằng cách xác định những khu vực bị thiệt hại nhiều nhất.

Bên cạnh đó, trong giáo dục, sử dụng các công nghệ số hóa để cung cấp hoạt động học tập và kết nối làm việc từ xa và cá nhân hóa có thể đóng góp 77,1 tỷ USD mỗi năm vào GDP của các quốc gia Đông Nam Á vào năm 2030.

Thêm nữa, tận dụng các nguồn dữ liệu từ các cổng thông tin việc làm trực tuyến để phân tích xu hướng việc làm hiện nay và đưa ra những kinh nghiệm lựa chọn phát triển kỹ năng học tập phù hợp, tư vấn nghề nghiệp.

Quy mô nền kinh tế Internet ở Đông Nam Á lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD vào năm 2019. Báo cáo ước tính rằng đến năm 2025, giá trị của nền kinh tế mới này có thể tăng gấp ba lần, lên tới 300 tỷ USD. Và tiềm năng tăng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của khu vực thêm 1.000 tỷ USD cho đến năm 2025 so với năm 2015.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cảnh bảo rằng việc khai thác tiềm năng của dữ liệu lớn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công sẽ đòi hỏi các chính phủ phải đặt nền móng kỹ thuật và chiến lược nhằm tối ưu hóa các cơ hội của dữ liệu lớn và giảm thiểu rủi ro, bao gồm bảo vệ dữ liệu cá nhân, giống gian lận và an ninh mạng.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.