ASEAN khởi động đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa (ATIGA)

ATIGA asean
18:51 - 17/03/2022
Hội nghị hẹp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 28 được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Ảnh: ASEAN.org
Hội nghị hẹp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 28 được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Ảnh: ASEAN.org
0:00 / 0:00
0:00
Trong hai ngày 16-17/3, Hội nghị hẹp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 28 diễn ra theo hình thức trực tuyến, với chủ đề “Hành động: Cùng nhau giải quyết thách thức", trong đó khởi động đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Đây là cuộc họp cấp Bộ trưởng đầu tiên trong lĩnh vực kinh tế kể từ khi Campuchia đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN vào năm 2022. Nhằm nhấn mạnh sự cần thiết của ASEAN để tăng tốc phục hồi kinh tế sau đại dịch toàn cầu Covid-19, cuộc họp đã khởi động các cuộc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) mà các quốc gia thành viên đã thực hiện từ năm 2010.

Theo các Bộ trưởng khu vực, việc khởi động đàm phán nâng cấp ATIGA vừa kịp thời vì khu vực đang trên đà phục hồi sau đại dịch Covid-19, vừa quan trọng sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực vào ngày 1/1/2022.

Việc nâng cấp ATIGA nhằm đảm bảo rằng cơ chế ASEAN vẫn phù hợp, hiện đại, hướng tới tương lai và phản ứng nhanh hơn với sự phát triển của khu vực và toàn cầu, đồng thời có thể góp phần tăng việc sử dụng hiệu quả ATIGA cho các doanh nghiệp để hưởng lợi từ hội nhập khu vực.

Tổng thư ký ASEAN, Dato Lim Jock Hoi. Ảnh: ASEAN.org
Tổng thư ký ASEAN, Dato Lim Jock Hoi. Ảnh: ASEAN.org

Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi hoan nghênh việc khởi động Đàm phán nâng cấp ATIGA. Đồng thời ông nhấn mạnh rằng: “ATIGA được nâng cấp sẽ làm sâu sắc thêm hội nhập kinh tế ASEAN với các cam kết toàn diện, hiện đại, tạo thuận lợi thương mại và mạnh mẽ hơn các cam kết của ASEAN với các đối tác đối thoại, bao gồm cả trong RCEP; nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ASEAN với tư cách là một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất cũng như sức hấp dẫn của ASEAN với tư cách là một trung tâm sản xuất và đầu tư ưa thích”.

Tại hội nghị, các Bộ trưởng cũng nhất trí gia hạn hiệu lực của Biên bản ghi nhớ về việc thực hiện các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa thiết yếu trong khuôn khổ Kế hoạch hành động của Hà Nội về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng trong ứng phó với Covid-19 cho đến ngày 13/11/2024, cũng như mở rộng danh mục các mặt hàng thiết yếu của ASEAN.

Điều này nhấn mạnh quyết tâm của các quốc gia thành viên ASEAN trong việc tiếp tục tăng cường hợp tác nhằm chống lại đại dịch Covid-19 và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực.

Bên cạnh đó, các nước thành viên cũng khẳng định vai trò như một tổ chức khu vực năng động và tiến bộ thông qua hợp tác trong các lĩnh vực đang nổi như nền kinh tế xanh hay nền kinh tế kỹ thuật số.

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ tiếp tục làm việc để xác định các sản phẩm tiềm năng được coi là hàng hóa thiết yếu nhằm đệ trình danh sách mở rộng để thông qua tại Hội nghị AEM lần thứ 54 vào tháng 9/2022.

Hội nghị cũng thông qua 19 sáng kiến ưu tiên về kinh tế của Chủ tịch ASEAN Campuchia năm 2022, trong đó bao gồm 4 định hướng chính: Tăng cường kết nối kỹ thuật số, khoa học và công nghệ; Thu hẹp khoảng cách phát triển về năng lực cạnh tranh của ASEAN; Xây dựng ASEAN toàn diện, bền vững và có sức cạnh tranh; Tăng trưởng và phát triển ASEAN hội nhập.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.