ASEAN kêu gọi đối thoại hòa bình trong cuộc khủng hoảng Ukraine

asean Nga – Ukraine
22:52 - 03/03/2022
Hiện trường một điểm bị Nga không kích tại thành phố Kharkov. Ảnh: Reuters
Hiện trường một điểm bị Nga không kích tại thành phố Kharkov. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 3/3, các Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á kêu gọi chấm dứt các hành động quân sự ở Ukraine, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng "vẫn có chỗ cho một cuộc đối thoại hòa bình".

Trong một tuyên bố chung, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN khẳng định sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi bằng mọi cách thức có thể, cho các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine. ASEAN cũng bày tỏ sự lo lắng trước tình hình ngày càng căng thẳng ở Ukraine.

Trước đó, trong ngày 27/2, ngoại trưởng 10 nước ASEAN cũng đã ra Tuyên bố kêu gọi tiến hành đối thoại giữa các bên liên quan trong cuộc khủng hoảng quân sự tại Ukraine. “Chúng tôi tin rằng vẫn còn nhiều khả năng cho một cuộc đối thoại hòa bình để ngăn tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát”, tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tình hình ở Ukraine cho biết thêm.

Phái đoàn Nga (trái) và Ukraine đàm phán tại Belarus hôm 28/2. Ảnh: Bộ Ngoại giao Belarus.

Phái đoàn Nga (trái) và Ukraine đàm phán tại Belarus hôm 28/2. Ảnh: Bộ Ngoại giao Belarus.

Trong diễn biến mới nhất, Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak hôm nay cho biết phái đoàn nước này đã tới địa điểm không được tiết lộ tại Belarus bằng trực thăng để đàm phán vòng thứ hai với Nga. Cuộc đàm phán sẽ diễn ra vào lúc 3 giờ (giờ địa phương). Theo ông Davyd Arakhamia, trưởng đoàn đàm phán Ukraine, cuộc thảo luận lần thứ hai sẽ hướng đến việc thiết lập hành lang nhân đạo để sơ tán dân thường khỏi các làng/thành phố bị phá hủy bởi pháo kích, trước khi đề cập đến các vấn đề khác.

Cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh quân đội Nga đang tiếp tục chiến dịch quân sự ngày thứ 8 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong ngày 3/3, các lực lượng của Nga tiếp tục tiến công vào các thành phố lớn. Trong đó Nga tuyên bố đã kiểm soát Kherson, một trong những thành phố chủ chốt của Ukraine và bao vây thành phố Mariupol thuộc tỉnh Donetsk.

Trong cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron. Ông tuyên bố, mục tiêu của nước này khi phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine là “phi quân sự hóa” Ukraine và giữ Kiev trung lập. Nga sẽ theo đuổi mục tiêu này “dù bất cứ chuyện gì xảy ra”.

Đồng thời nhà lãnh đạo Nga cảnh báo mọi nỗ lực trì hoãn đàm phán của Kiev sẽ dẫn tới việc Nga tăng cường yêu sách. Đáp lại, ông Macron cảnh báo ông Putin rằng Nga "đang mắc một sai lầm lớn", theo CNN.

Tuy nhiên, người đứng đầu nhà nước Pháp khẳng định rằng vẫn còn thời gian cho ngoại giao và đối thoại để giải quyết các mối quan tâm của Nga và bao gồm các lợi ích của Nga. Tuy nhiên, cuộc thảo luận không thể diễn ra "dưới sự kiểm soát của Nga" và phải được tổ chức bởi các đối tác quốc tế.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.