Bộ Công Thương công bố 'Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022'

XUẤT KHẨU Báo cáo
17:23 - 27/04/2023
Lễ công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2022" diễn ra trong khuôn khổ hội thảo "Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững". Ảnh: Bộ Công Thương.
Lễ công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2022" diễn ra trong khuôn khổ hội thảo "Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững". Ảnh: Bộ Công Thương.
0:00 / 0:00
0:00

Chiều ngày 27/4, Bộ Công Thương tổ chức lễ công bố “Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022”.

Sau 6 năm xuất bản (bắt đầu từ năm 2016), Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam đã trở thành cuốn cẩm nang thông tin hữu ích cho doanh nghiệp, cung cấp những thông tin về Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến năm 2030; cập nhật về kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tình hình gia nhập hiệp định CPTPP của một số nền kinh tế, tình hình phê chuẩn Hiệp định CPTPP; một số điểm mới trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu…

Bức tranh xuất khẩu năm 2022: Tươi sáng đầu năm, ảm đạm trong quý 4

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu, trong năm 2022 thị trường xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có kí kết FTA với Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường là đối tác FTA tăng cao như ASEAN tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2021, Canada với 19,8%; Hàn Quốc với 10,7%; Nhật Bản với 20,4%; EU với 16,7%...

Năm 2022, cơ cấu chuyển dịch hàng hóa xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó, nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là động lực cho tăng trưởng chung của xuất khẩu, đạt 319,2 tỷ USD, chiếm 86% tổng kim ngạch xuất khẩu và ghi nhận mức tăng 10,1% so với năm trước.

Xuất khẩu nhóm nông sản, thuỷ sản và nhóm nhiên liệu, khoáng sản cũng đều tăng so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thuỷ sản đạt 30,8 tỷ USD, tăng 9,9% và xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khoáng sản đạt gần 5 tỷ USD, tăng 36,5% so với năm 2021.

Có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Điện thoại là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với 58 tỷ USD, tăng 0,8% so với năm 2021. Đứng sau là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,5 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 45,8 tỷ USD; hàng dệt, may đạt 37,6 tỷ USD…

Cán cân thương mại cả năm tiếp tục vị thế xuất siêu trong các năm trước; mức thặng dư hàng hoá đạt 12,4 tỷ USD.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2022 vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn. Từ tháng 9/2022, xuất khẩu bắt đầu có xu hướng giảm. Bình quân 4 tháng cuối năm 2022, xuất khẩu đạt 29,7 tỷ USD/tháng, giảm 9,7% so với mức bình quân tháng 3 đến tháng 8.

Xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào khối các doanh nghiệp FDI khi năm 2022 khối này tăng 11,8% so với năm 2021. Trong khi đó xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước chỉ tăng 6,8%.

Về địa phương, năm 2022 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước lần lượt là TP HCM, Bình Dương, Thái Nguyên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Giang, Hà Nội, Phú Thọ, Hải Dương.

10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất lần lượt là Lai Châu, Sơn La, Bắc Kạn, Điện Biên, Ninh Thuận, Cao Bằng, Hà Giang, Đăk Nông, Tuyên Quang và Quảng Bình.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.