Các kế hoạch IPO ở châu Á bị cản trở vì xung đột Nga - Ukraine

IPO CHÂU Á
07:51 - 02/03/2022
Số tiền huy động được từ các đợt IPO ở châu Á trong tháng 2/2022 là 5,1 tỷ . Ảnh: Bloomberg
Số tiền huy động được từ các đợt IPO ở châu Á trong tháng 2/2022 là 5,1 tỷ . Ảnh: Bloomberg
Các đợt phát hành lần đầu ra công chúng ở của các doanh nghiệp tại Châu Á - Thái Bình Dương đang trở nên kém khả quan hơn, khi rủi ro địa chính trị xuất phát từ châu Âu đang gia tăng thêm những khó khăn hiện tại trong khu vực.

Số tiền huy động được từ các đợt IPO ở châu Á trong tháng 2/2022 là 5,1 tỷ USD, mức thấp nhất so với bất kỳ tháng nào kể từ tháng 5/2020. Nếu loại trừ các giao dịch ở Trung Quốc, nơi có xu hướng thích ứng hơn với sự biến động ở nước ngoài, con số này chỉ là 1,9 tỷ USD.

Các chủ ngân hàng và các công ty tại quốc gia này đang tìm kiếm nguồn vốn, đặc biệt là ở Hong Kong, đã phải vật lộn với hàng loạt các quy định của Bắc Kinh khi nhắm vào một loạt ngành kể từ tháng 6/2021. Các quy định kiểm soát mới đối với lĩnh vực công nghệ, giáo dục và ngay cả dịch vụ giao hàng tận nhà đã khiến các nhà đầu tư bị tổn thương. Điều này đã ảnh hưởng đến kế hoạch bán cổ phần của các công ty lớn của Trung Quốc.

Số tiền trong đợt IPO tháng 2/2022 của các công ty thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương thấp kỷ lục. Nguồn: Bloomberg

Số tiền trong đợt IPO tháng 2/2022 của các công ty thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương thấp kỷ lục. Nguồn: Bloomberg

Trong bối cảnh hiện nay, cuộc xung đột quân sự Nga và Ukraine đã làm gia tăng sự biến động trên các loại tài sản, gây ra tâm lý lo ngại và sự chậm trễ trong các giao dịch tài trợ từ trái phiếu toàn cầu cho đến các khoản vay và IPO. Điều này đã ảnh hưởng đến đã đến một số doanh nghiệp châu Á đã có nhiều hoạt động tích cực trong những tháng qua.

Brian Freitas, một nhà phân tích của nền tảng Smartkarma tại Auckland (New Zealand), dự báo rằng: “Có thể sẽ có thêm nhiều kế hoạch IPO bị hoãn lại cho đến khi tình hình tại Ukraine lắng xuống. Triển vọng cho tháng 3 không phải là tuyệt vời. Định giá không khớp giữa các công ty phát hành và nhà đầu tư đã gây ra vấn đề dẫn đến một số thương vụ IPO bị hoãn lại”.

Thương vụ lớn nhất được chú ý trong giai đoạn đầu năm nay là đợt IPO trị giá 8,7 tỷ USD của Tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ (LIC) của Ấn Độ.

Động thái IPO của công ty bảo hiểm nhà nước là một phần trong nỗ lực của Thủ tướng Narendra Modi, nhằm thu nguồn tiền mặt và hạn chế thâm hụt ngân sách đang thiếu hụt trong năm tài chính cho đến hết tháng 3.

Chủ tịch của LIC cho biết vào tuần trước rằng, các kế hoạch vẫn đang được thực hiện. “Nếu IPO của LIC bị trì hoãn, điều đó sẽ khiến toàn bộ ngân sách bị tiêu tan”, nhà phân tích Brian Freitas cho biết.

Logo của Tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ của Ấn Độ trên điện thoại thông minh. Ảnh: Bloomberg
Logo của Tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ của Ấn Độ trên điện thoại thông minh. Ảnh: Bloomberg

Tại Hàn Quốc, tập đoàn LG Energy Solution đã có đợt chào bán 10,8 tỷ USD vào tháng 1, nhưng trong tháng 2 chỉ có 284 triệu USD tiền thu được từ IPO, giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, một đơn vị xây dựng của Tập đoàn ô tô Hyundai đã từ chối kế hoạch huy động 1,2 nghìn tỷ Won (1 tỷ USD) ở Seoul, trước thời điểm căng thẳng Nga - Ukraine nổ ra.

Arun George, nhà phân tích tại Global Equity Research cho biết: “Điều đáng để xem xét đối với các nhà đầu tư là liệu có sẵn sàng can đảm trước điều kiện thị trường IPO yếu kém hay không”.

Các thương vụ IPO ở Đông Nam Á cũng đang đối mặt với sự không chắc chắn. Trong tháng trước, tập đoàn công nghệ khổng lồ GoTo có trụ sở tại Jakarta đang bắt đầu đánh giá nhu cầu của nhà đầu tư với việc IPO ở Indonesia là khoảng 1 tỷ USD. Công ty sản xuất sữa Farm Fresh và các cổ đông của Malaysia đang lên kế hoạch huy động 1 tỷ Ringgit (238 triệu USD) trong lần niêm yết lớn nhất ở Kuala Lumpur, dự kiến niêm yết vào ngày ​22/3.

Theo nhận định của Clarence Chu, nhà phân tích tại Aequitas Research: “Chắc chắn các nguy cơ rủi ro sẽ lan rộng khi xung đột vũ trang kéo dài. Sự không chắc chắn của thị trường cao hơn sẽ ít có lợi hơn cho hai bên, cho cả phía công ty phát hành và người mua cổ phiếu. Các công ty phát hành có thể thấy giá cả và quy mô giao dịch của họ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng”.

Tin liên quan

Đọc tiếp