Chi phí vận tải thế giới tăng thế nào so với trước đại dịch Covid-19?

logistics THẾ GIỚI
14:14 - 15/11/2021
Chi phí vận tải thế giới tăng thế nào so với trước đại dịch Covid-19?
0:00 / 0:00
0:00
Chi phí vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu tăng mạnh do Covid-19, trong đó chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã tăng gấp 10 lần, chi phí vận chuyển hàng không còn tăng nhiều hơn nữa.

Thomas A. Cook, giám đốc điều hành công ty tư vấn quản lý chuỗi cung ứng Blue Tiger International, giá thuê một container vận tải biển vào tháng 1/2020 - 3 tháng trước khi Tổ chức Y tế Thế giới công bố tình trạng đại dịch trên toàn cầu – từ châu Á đến một cảng ở Mỹ khoảng 2.700 USD.

Vào tháng 1/2021, giá thuê container tăng lên 12.500 đô la và tháng 9 năm 2021, giá đạt 17.000 đô la.

Tại một hội thảo với mới đây về thách thức và cơ hội trong xuất, nhập khẩu, giảm thiểu rủi ro và chi phí trong chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Thomas A. Cook nói: “Chúng tôi đã chứng kiến giá tăng lên mức rất cao tới 20.000 USD. Vì vậy, đây là thứ đang phát triển theo cấp số nhân và hầu như giá cũng tăng theo cấp số nhân".

Ông A. Cook cho biết giá gần đây đã ổn định, song đó chỉ là “một đốm sáng”, khi mùa Giáng sinh đến và Tết Nguyên đán đến, dự đoán tình hình sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn.

Cước vận tải hàng không – phương thức mà nhiều công ty đã sử dụng để có được sản phẩm từ nước ngoài trong bối cảnh việc vận chuyển container bị trì hoãn - cũng tăng mạnh theo xu hướng cước vận tải biển.

Cước vận tải hàng bằng đường bộ cũng không nằm ngoài xu hướng chung. Giá mỗi chuyến xe tải từ Los Angeles đến New York cũng tăng từ 1.400 USD vào tháng 1 năm 2020 lên 2.800 USD vào tháng 1 năm 2021 và trung bình là 4.000 USD tháng 9/2021; dịch vụ cấp tốc giá trung bình là 7.000 USD để chuyển một chiếc xe tải.

Theo chuyên gia A. Cook: “Rất nhiều người trong ngành đang lên kế hoạch với dự chi cước phí vận chuyển trong khoảng 8.000 - 12.000 USD vào thời điểm cuối năm nay và bước sang năm 2022".

Ngoài ra, tình trạng chậm trế, ùn ứ, tồn đọng hàng hóa trong vận chuyển từ 4 – 6 tháng để hoàn thành đơn hàng vẫn khá phổ biến, kể cả ở thời điểm hiện tại.

Theo ông Cook, vận chuyển bất cứ thứ gì. Hàng hóa vận chuyển hiện nay thường chậm đến 4 – 6 tháng. Ví dụ, một gói hàng trước đây thường mất 90-120 ngày để vận chuyển bằng đường biển thì bây giờ thời gian giao hàng sẽ tăng gấp đôi, trong một số trường hợp, mức độ chậm trễ có thể lên đến 12 tháng.

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.