Chủ dự án Cam Ranh City Gate chi 1.552 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

MSB Cam Ranh
08:57 - 25/06/2023
Phối cảnh dự án Cam Ranh City Gate. Ảnh: Vịnh Nha Trang
Phối cảnh dự án Cam Ranh City Gate. Ảnh: Vịnh Nha Trang
0:00 / 0:00
0:00
CTCP CLB du thuyền và nghỉ dưỡng Cam Ranh (NCRC) vừa có công bố kết quả mua lại trái phiếu gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Cụ thể, vào ngày 20/6, Du thuyền và nghỉ dưỡng Cam Ranh đã mua lại trước hạn 292,1 tỷ đồng của lô trái phiếu NCRCH2123001, hạ số lượng trái phiếu đang lưu hành xuống còn 948 tỷ đồng. Trước đó, vào ngày 15/6, NCRC cũng chi 1.260 tỷ đồng mua lại trước hạn lô trái phiếu nói trên, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trong 2 đợt là 1.552 tỷ đồng.

NCRCH2123001 được phát hành từ 3/12/2021 – 9/2/2022, có tổng giá trị phát hành 2.500 tỷ đồng với thời hạn 2 năm, mệnh giá 100.000 đồng/TP.

CTCP CLB du thuyền và nghỉ dưỡng Cam Ranh là chủ đầu tư dự án Khu đô thị Cam Ranh City Gate, có quy mô 47,2 ha với 7,2ha mặt nước, nằm ngay cạnh sân bay quốc tế Cam Ranh, Khánh Hòa. Công ty được thành lập năm 2015 với vốn điều lệ 50 tỷ đồng, chia cho 2 cổ đông là ông Đinh Đức Tuấn (20%) và CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Mefrimex (80%).

Tới tháng 4/2016, toàn bộ sở hữu của công ty được chuyển sang cho doanh nhân Lê Anh Đức (80%) cùng vợ là bà Hà Thị Phương Thảo (20%), ông Đức đồng thời đảm nhận vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật. Tính đến ngày 21/3/2022, NCRC có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, ông Lê Anh Đức vẫn là người đại diện theo pháp luật và Chủ tịch HĐQT của công ty.

Trên thương trường, doanh nhân sinh năm 1978 này còn được biết đến với cái tên Đức “cá Tầm” – người nổi tiếng với tham vọng đưa Việt Nam trở thành nguồn cung trứng cá tầm hàng đầu thế giới.

CTCP CLB du thuyền và nghỉ dưỡng Cam Ranh là một trong những pháp nhân lõi trong hệ sinh thái các doanh nghiệp của vợ chồng ông Lê Anh Đức, bên cạnh CTCP Cá Tầm Việt Nam và CTCP Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang.

Về tình hình kinh doanh, trong năm 2022, NCRC báo lỗ gần 249 tỷ đồng, kém xa khoản lãi 2,2 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu cũng giảm mạnh từ 1,18% về âm 86,31%.

Tính đến ngày 31/12/2022, vốn chủ sở của doanh nghiệp là 288 tỷ đồng, tăng gần 56% so với thời điểm đầu năm. Nợ phải trả của công ty tăng mạnh từ 2.172 tỷ đồng lên 4.688,6 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu cũng tăng từ 1.570 tỷ đồng lên 2.494 tỷ đồng.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.