Chuyên gia: Định giá trên sàn chưa phản ánh đúng tình hình các ngân hàng

Cổ Phiếu NGÂN HÀNG
11:22 - 05/07/2022
0:00 / 0:00
0:00
Theo các chuyên gia, nửa đầu năm 2022, mức sụt giảm giá cổ phiếu của ngành ngân hàng rơi vào khoảng từ 30-40%. Mức định giá trên sàn này đang được cho là chưa phản ánh đúng tình hình kinh doanh của các ngân hàng hiện nay.

Cổ phiếu ngân hàng đánh mất đà tăng từ tháng 2/2022

Thị trường chứng khoán ngày 4/7 tiếp tục bỏ lỡ mốc 1.200 điểm khi lực bán vẫn dâng cao. Chốt phiên giao dịch, VN-Index giảm 3,37 điểm (0,28%) về 1.195,53 điểm, HNX-Index tăng 2,31 điểm (0,83%) lên 281,19 điểm, UPCoM-Index giảm 0,28 điểm (0,32%) xuống 87,9 điểm.

Đáng chú ý, trong phiên giao dịch, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục góp phần làm trụ đỡ cho thị trường khi tăng điểm khá tốt. Trong đó phải kể đến những cổ phiếu như: LPB, BAB, MBB, VBB, SHB, TCB… thậm chí VIB tăng mạnh 6,81%.

Tuy vậy, có thể thấy cổ phiếu ngân hàng đã đánh mất đà tăng từ thời điểm tháng 2/2022 đến nay. Nếu tính trong vòng 3 tháng qua, hầu hết thị giá cổ phiếu ngân hàng đều có mức giảm khá lớn. Đơn cử như TCB, tính từ 1/4 đến thời điểm hiện tại đã giảm tới 26,64%; ACB giảm 8,4%; STB giảm tới gần 30% giá trị.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nguyên nhân cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh thời gian qua chủ yếu do việc kiểm soát chặt chẽ hơn dòng vốn tín dụng vào bất động sản; thanh tra trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng; lo ngại nợ xấu gia tăng do doanh nghiệp bất động sản đói vốn gần như không có dự án mới tung ra thị trường và áp lực lạm phát đã tác động tới tâm lý nhà đầu tư.

Ngành ngân hàng đang ở mức hấp dẫn

Chia sẻ tại Talkshow Phố Tài chính mới đây, ông Trần Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Chứng khoán Smart Invest (AAS) cho biết, trong năm 2020 và 2021, thị trường chứng khoán không chỉ tăng trưởng về chỉ số mà giá cổ phiếu của các doanh nghiệp cũng tăng rất mạnh, đặc biệt là ngành ngân hàng.

Dù vậy, đến nửa đầu năm 2022, chứng khoán Việt Nam đã chịu tác động rất lớn bởi các yếu tố vĩ mô trên thế giới như FED tăng lãi suất, ảnh hưởng của chiến tranh, lạm phát trên toàn cầu, dẫn đến những mức sụt giảm rất đáng kể. Ngành ngân hàng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, mức sụt giảm giá cổ phiếu của ngành ngân hàng không lớn hơn so với những ngành khác, chỉ rơi vào khoảng từ 30-40%. Trong khi đó, đa phần các ngân hàng đều có kết quả lợi nhuận rất tốt.

Ảnh tác giả

"Rõ ràng mức định giá trên sàn đang chưa phản ánh đúng tình hình kinh doanh của các ngân hàng.

Chỉ số P/E của ngành ngân hàng đã được đưa về khoảng 10 – 11 lần, trong khi P/B khoảng 1,5 lần. Đây được đánh giá là mức hấp dẫn cho nhà đầu tư có thể nghiên cứu, xem xét những ngân hàng có được năng lực tăng trưởng tốt để đầu tư mang tính chất dài hạn".

Ông Trần Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Chứng khoán Smart Invest (AAS)

Trong khi đó, đánh giá về triển vọng ngành ngân hàng nửa cuối năm 2022, chuyên gia phân tích AAS dự báo sẽ có một đợt mở “van” tín dụng vào giữa tháng 7/2022, điều này sẽ đưa tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt mức 14% toàn ngành như mục tiêu đã đề ra.

Ngoài ra, theo ông Tuấn, thông thường đến tháng 10 sẽ có một mức nới room tín dụng cho một số ngân hàng đạt được những chỉ tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đề ra. Mức nới room tín dụng này có thể rất lớn nên dư địa tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới của ngành ngân hàng sẽ được mở rộng. Khi đó tốc độ tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận của ngành ngân hàng trong nửa cuối năm hứa hẹn rất tốt.

Song, ông Tuấn cũng lưu ý, tỷ lệ cho vay đối với lĩnh vực chứng khoán của ngành ngân hàng cũng chỉ luôn duy trì ở mức là 5% vốn chủ của ngân hàng. Vì vậy nới room lớn hơn không có nghĩa là dòng tiền sẽ chảy thẳng vào thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, với việc nới room, các ngân hàng thương mại sẽ có được dư địa để cung cấp dòng tiền tín dụng cho những doanh nghiệp có năng lực sản xuất có tính chất bền vững. Các doanh nghiệp tiếp cận được dòng vốn của ngân hàng dễ dàng hơn, nên khả năng tăng trưởng, hoạt động sản xuất kinh doanh của họ chắc chắn sẽ được kích hoạt và sẽ kỳ vọng được việc tăng trưởng lớn hơn.

Theo đó, Phó Chủ tịch Chứng khoán Smart Invest đánh giá ngành ngân hàng vẫn là nhóm thu hút dòng tiền rất lớn ở trên thị trường. Thanh khoản của nhóm này luôn lớn nhất, có thể chiếm 30%-40% giá trị giao dịch của toàn thị trường. Việc tăng trưởng hay sụt giảm về giá của nhóm ngân hàng sẽ tác động rất lớn đến việc thu hút dòng tiền về thị trường. Vì vậy nếu nhóm này thu hút lại được dòng tiền, thì dòng tiền chung vào thị trường cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Lợi nhuận ngân hàng niêm yết quý II/2022 ước tăng 36%

Mới đây, công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam vừa công bố báo cáo về ngành ngân hàng trong đó có dự báo về lợi nhuận nửa đầu năm 2022 của các ngân hàng đang niêm yết.

Theo đó, Yuanta Việt Nam dự báo lợi nhuận sau thuế của 27 ngân hàng niêm yết trong quý II/2022 sẽ có khả năng tăng tới 36%.

Trong đó, Yuanta ước tính thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng quý II/2022 sẽ tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù tín dụng tăng trưởng thấp trong quý vừa qua do hầu hết các ngân hàng đều đã cạn hạn mức tín dụng và đang chờ Ngân hàng Nhà nước nới “room”.

Thêm vào đó, thu nhập phí quý II/2022 ước tính tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, doanh thu bancassurance có thể thấp do hoạt động cho vay kém sôi động. Ngoài ra, chi phí hoạt động ước tăng khoảng 15%.

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.