Đại gia Võ Tấn Thịnh hoàn tất thoái hết 20% vốn tại Long Hậu

Doanh Nhân Việt nAM
14:56 - 15/01/2022
Ông Võ Tấn Thịnh là một trong những "tay chơi" lớn ở lĩnh vực bất động sản công nghiệp.
Ông Võ Tấn Thịnh là một trong những "tay chơi" lớn ở lĩnh vực bất động sản công nghiệp.
0:00 / 0:00
0:00
Thời gian vừa qua, Long Hậu có nhiều biến động về cổ đông, trong đó đáng chú ý là việc rút lui của đại gia Võ Tấn Thịnh.

Ngày 14/1, ông Võ Tấn Thịnh, Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Long Hậu (mã LHG) đã bán ra toàn bộ 3,75 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu từ 7,5% về 0% vốn điều lệ.

Trước đó, từ 20/10/2021 đến 9/12/2021, ông Thịnh đã bán ra 6,3 triệu cổ phiếu LHG để giảm sở hữu từ 20% về 7,5%. Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, vị đại gia đã giảm toàn bộ 20% vốn điều lệ tại Long Hậu.

Một cổ đông khác của Long Hậu là ông Trần Anh Viễn cũng vừa bán ra gần 1,07 triệu cổ phiếu LHG. Giao dịch thực hiện ngày 10/1/2022. Trước giao dịch, ông Viễn là cổ đông lớn sở hữu hơn 2,5 triệu cổ phiếu LHG (tương đương 5% vốn điều lệ). Giao dịch thành công, ông Viễn giảm lượng sở hữu xuống còn gần 1,44 triệu cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn.

Động thái bán ra của các cổ đông lớn Long Hậu diễn ra trong bối cảnh đà tăng "phi mã" của cổ phiếu LHG vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại kể từ tháng 3/2020. Theo đó, sau khi giảm về vùng giá hơn 10.800 đồng/cổ phiếu khi dịch Covid-19 bùng phát lần đầu, LHG đã quay đầu tăng và liên tục tạo đỉnh với mức cao nhất là 57.500 đồng. Đóng cửa phiên 14/1, mã về giá 53.200 đồng.

Trong những tháng cuối năm 2021, cổ phiếu LHG đạt thị giá cao nhất kể từ khi niêm yết.

Trong những tháng cuối năm 2021, cổ phiếu LHG đạt thị giá cao nhất kể từ khi niêm yết.

Với tốc độ tăng như vậy, việc các cổ đông bán ra “chốt lời” cũng là điều dễ hiểu. Như ông Võ Tấn Thịnh, phần lớn sổ cổ phiếu LHG mà ông sở hữu được mua vào từ tháng 8/2020. Như vậy, ước tính ở mức giá bình quân thực hiện giao dịch khi đó khoảng 26.500 đồng/cổ phiếu, ông Thịnh đã thu về con số gấp đôi vốn bỏ ra.

Ông Võ Tấn Thịnh là nhà sáng lập, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cáp điện Thịnh Phát. Đây là một trong những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất dây cáp điện.

Tháng 4/2020, Tập đoàn Thái Lan Stark hoàn tất việc mua lại 100% vốn của Thịnh Phát và Dovina. Trong đó, Dovina là công ty do các cổ đông lớn của Thịnh Phát thành lập, chuyên cung cấp nguyên liệu đồng, nhôm cho các công ty sản xuất dây cáp điện.

Stark cho biết mức giá mua lại Thịnh Phát và Dovina không quá 240 triệu USD, tương đương 5.600 tỷ đồng. Với 99,9% cổ phần Thịnh Phát và 77% cổ phần Dovina thì ước tính, ông Phát thu về không dưới 5.000 tỷ đồng sau thương vụ chuyển nhượng.

Trước khi bán Thịnh Phát và Dovina, tháng 7/2019, ông Võ Tấn Thịnh đã tách doanh nghiệp của mình thành hai công ty riêng biệt là Công ty Cáp điện Thịnh Phát và Công ty Địa ốc – Cáp điện Thịnh Phát, bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực bất động sản công nghiệp.

Công ty Địa ốc - Cáp điện Thịnh Phát là chủ đầu tư khu công nghiệp Thịnh Phát có diện tích 74 ha tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, sau đó mở rộng diện tích lên 113 ha.

Tháng 8/2019, Thủ tướng điều chỉnh nhà đầu tư thực hiện dự án khu công nghiệp Thịnh Phát sang một pháp nhân mới là Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Tổng hợp Thịnh Phát. Ông Võ Tấn Thịnh cũng chính là giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty này.

Khu công nghiệp Long Hậu tại Long An.

Khu công nghiệp Long Hậu tại Long An.

Việc ông Thịnh rót vốn vào Long Hậu cũng không ngoài mục tiêu nhắm đến lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp. Bởi doanh nghiệp này chính là chủ đầu tư 3 khu công nghiệp tại Long An với tổng diện tích 500 ha. Ngoài ra còn sở hữu một khu nhà xưởng công nghệ cao ở Đà Nẵng.

Cổ đông sáng lập Long Hậu là Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Công ty Cổ phần Việt Âu. IPC hiện là cổ đông lớn nhất của với 48,6% cổ phần. Khi sở hữu 20% vốn, ông Võ Tấn Thịnh chính là cổ đông lớn thứ hai.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2021, Long Hậu đạt 718 tỷ đồng doanh thu, tăng 56% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 271 tỷ đồng, cao hơn 2 lần nửa đầu năm 2020. Năm 2021, Long Hậu đặt mục tiêu tổng doanh thu xấp xỉ 923 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là gần 161 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 34% và giảm 19% so với năm trước.

Như vậy sau 9 tháng, LHG đã hoàn thành được 78% mục tiêu về doanh thu và vượt 80% mục tiêu về lợi nhuận. Đây có lẽ chính là nguyên nhân khiến cổ phiếu LHG tăng mạnh thời gian qua.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.