Đạm Phú Mỹ đạt đỉnh thập kỷ về lợi nhuận sau thuế

DOANH NGHIỆP Việt nAM
14:58 - 16/04/2022
Đạm Phú Mỹ đạt đỉnh thập kỷ về lợi nhuận sau thuế
0:00 / 0:00
0:00
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo, tên thường gọi là Đạm Phú Mỹ) vừa công bố Báo cáo thường niên, trong đó ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức cao nhất trong vòng 10 năm qua và doanh thu thuần cũng đặc biệt khởi sắc.

Cụ thể, doanh thu của Đạm Phú Mỹ (mã chứng khoán DPM) năm 2021 là 12.881 tỷ đồng, trong đó doanh thu thuần đạt 12.786 tỷ đồng, tăng hơn 5.000 tỷ đồng so với năm trước. Bao gồm, kinh doanh hàng hóa trong nước đạt 10.595 tỷ đồng, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu đạt 2.190 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế đạt 3.171 tỷ đồng, tăng 352% so với năm 2020. Như vậy, trong vòng 10 năm qua, đây là năm ghi nhận lợi nhuận sau thuế của công ty đạt mức cao nhất.

Trong năm 2021, PVFCCo đã kinh doanh hiệu quả hơn 1,1 triệu tấn phân bón và 124.000 tấn hóa chất. Cũng trong năm này, Nhà máy đạm Phú Mỹ sản xuất 797.000 tấn đạm, vượt 4% so với kế hoạch. Sản lượng NPK Phú Mỹ đạt 162.000 tấn, vượt 1% kế hoạch và tăng 41% so với năm 2020.

Giá vốn bán hàng của PVFCCo đạt 8.000 tỷ đồng, so với năm trước tăng thêm 1.068 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của PVFCCo tăng từ 1.729 tỷ đồng lên 4.785 tỷ đồng.

Chi phí tài chính đạt 74 tỷ đồng, so với năm trước giảm 20 tỷ đồng. Trong đó, lãi tiền vay đã giảm từ 88 tỷ đồng năm 2020 xuống còn 69 tỷ đồng năm 2021.

Năm 2021, PVFCCo hoàn thành bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Phú Mỹ; nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà máy NPK; gia tăng sản lượng kinh doanh các mặt hàng phân bón, hóa chất.

Theo Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31/12/2021 cho thấy tổng tài sản của PVFCCo là 13.917 tỷ đồng, tăng 23% so với số đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn đạt 9.519 tỷ đồng. Riêng hàng tồn kho đạt 2.775 tỷ đồng. Biến động lớn nhất trong hàng tồn kho là hàng hóa, khi tăng từ 93 tỷ đồng năm trước lên 1.037 tỷ đồng.

Trong năm 2021, PVFCCo đã hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích các năm trước của các hàng tồn kho đã bán trong năm với số tiền là 23 tỷ đồng. Tài sản dài hạn năm 2021 của doanh nghiệp này là 4.398 tỷ đồng.

Năm 2021, nợ phải trả của PVFCCo là 3.204 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn là 2.151 tỷ đồng: số tiền phải trả cho người bán ngắn hạn đã tăng từ 452 tỷ đồng lên 771 tỷ đồng, chủ yếu xuất phát từ việc phải chi trả cho các công ty TNHH Bacono, công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang và các nhà cung cấp khác.

Chi phí phải trả ngắn hạn từ 456 tỷ đồng xuống 389 tỷ đồng, chủ yếu do phải trả về xây dựng cơ bản (khoảng 175 tỷ đồng), liên quan đến Dự án nâng công suất phân xưởng NH3 nhà máy Đạm Phú Mỹ và xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón NPK công nghệ hóa học chưa được quyết toán toàn bộ.

Nợ dài hạn của PVFCCo năm 2021 đạt mức 1.053 tỷ đồng. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính dài hạn từ 858 tỷ đồng xuống còn 700 tỷ đồng. Theo Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty có tổng số cổ phần là 391.400.000 cổ phần. Số cổ phần đang lưu hành đến thời điểm cuối năm là 391.314.260 cổ phiếu (trừ 65.740 cổ phiếu quỹ), với mệnh giá 10.000 đồng/cp.

Kế hoạch năm 2022

Năm 2022, PVFCCo đặt ra mục tiêu đạt tổng doanh thu là 11.059 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 945 tỷ đồng. Riêng về kế hoạch của công ty mẹ, năm 2022 vốn chủ sở hữu đạt 7.895 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ đạt 3.914 tỷ đồng. Tổng doanh thu đạt 10.767 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 927 tỷ đồng.

PVFCCo đưa ra kế hoạch đến năm 2025 tiếp tục đầu tư vào các dự án nhà máy sản xuất; đưa công ty đứng trong top 10 khu vực về sản lượng sản xuất. Giai đoạn 2021 - 2025, doanh nghiệp đặt mục tiêu nâng sản lượng NPK Phú Mỹ lên 500.000 tấn/năm, doanh thu lĩnh vực hóa chất chiếm 70% tổng doanh thu.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.